Tiểu sử:
Trang thơ của văn thi sĩ Thuý messegee
Mối Tình Đầu
Người ta bảo mối tình đầu bất diệt
Chiếm hồn ta rồi đeo đẳng suốt đời
Dẫu chia lìa mỗi kẻ một nơi
Cứ quay quắt, cứ âm thầm nhung nhớ
Người ta bảo tình đầu hay tan vỡ
Lòng rộn ràng ca khúc yêu thương
Tim bồi hồi say đắm vấn vương
Nào ngờ phải có ngày khóc nghẹn
Rồi hai kẻ chia tay không hẹn
Hạnh phúc, đành mong mỏi kiếp sau
Nhung nhớ, đành ngước mắt ngàn sao
Có ai đó cùng ngắm sao không nhỉ?
Ngày qua ngày bình thản trôi không nghỉ
Mối tình xưa sao vẫn giữ trong tim
Người bây giờ có hạnh phúc ấm êm?
Mà ta cứ ngẩn ngơ ngày xưa cũ?
Gặp nhau ngày lá xanh mới nhú
Bao năm qua, lá vàng úa cuối đời
Rồi một ngày theo cát bụi rong chơi
Hạnh phúc xưa xin một lần chắp lại!
Thuý Messegee
Mùa Hè Năm Cũ
Hè về ve kêu vang
Giọt nắng óng ánh vàng
Trời xanh trong mắt biếc
Chào mây trắng lang thang!
Hè về xuyến xao nhiều
Cây lặng, gió hiu hiu
Trường lớp đà vắng lặng
Nhớ ai những buổi chiều
Nhặt đóa phượng dưới chân
Nâng niu nhớ những lần
Phượng chiếu hồng đôi má
Môi mím chặt, ngại ngần
Gió thổi lá muôn nơi
Mưa đưa hồn chơi vơi
Đời đẩy người muôn ngả
Đánh rơi thuở tuyệt vời
Hè ơi đã về chưa?
Để buổi học chiều mưa
Có dáng đi huyền ảo
Đẹp như cổ tích xưa
Thúy Messegee
THƯƠNG NGƯỜI DÂN TÔI
Hây hây gió mát thổi buông lơi
Nhớ đến quê xưa dạ bời rời
Gạo ngọc đồng vàng bao kẻ thỉnh
Ao khô lúa chết chẳng người vời
Thôn quê suốt tháng toàn nghèo kiết
Phố xá quanh năm chỉ khổ ngời
Luyến tiếc thời bình xưa thịnh vượng
Giờ này khốn khó quá ai ơi!
Thuy Messegee
ĐÊM CÔNG VIÊN
Thơ lơ cành liễu thả buông lơi
Lác đác người thăm lặng lẽ rời
Vũ trụ bao la đây nhắn gửi
Thiên nhiên tuyệt tác đó xin vời
Lang thang mây cuộn tầng êm ái
Lãng đãng trăng soi ánh đẹp ngời
Se sẽ côn trùng vang khúc tấu
Ân cần hòa giọng gọi: “Người ơi!”
Thuy Messegee
Pandemic
What if you thought of it
As the Jews consider the Sabbath…
The most sacred of times
Cease from travel,
Cease from buying and selling
Give up, just for now,
On trying to make the world
Different than it is.
Sing. Party. Touch only those
To whom you commit your life.
Center down.
And when your body has become still,
Reach out with your heart.
Know that we are connected
In ways that are terrifying and beautiful.
(You could hardly deny it now.)
Know that our lives
Are in one another’s hands
(surely, that has come clear.)
Do not reach out your hands.
Reach out your heart.
Reach out your words.
Reach out all the tendrils
Of compassion that move, invisibly,
Where we cannot touch.
Promise this world your love-
For better or for worse
In sickness and in health,
So long as we all shall live.
Lynn Ungar 3/11/20
Côn Ñaïi Naïn
Bạn ơi hãy nghĩ lúc này
Như người Do Thái trong ngày Sabbath
Ngày thiêng liêng nhất đời ta
Dừng ngay du lịch, mua và bán buôn
Hãy tập từ bỏ đi luôn
Đừng buộc thế giới theo khuôn ta đòi
Hát hò, ăn tiệc, chạm người
Chỉ người yêu dấu cả đời mà thôi.
Tịnh tâm chánh niệm bạn ơi!
Và khi thân đã tĩnh rồi
Hãy đưa tâm huyết ra ngoài thế gian
Chúng ta gắn bó buộc ràng
Thật kinh dị nhưng mang mang nhiệm màu
Không sao phủ nhận được nào
Ta nhờ vào bạn, bạn nhờ ở ta
Đừng đưa tay, hiến tim vàng
Dâng lời nói phải, giăng hàng tơ xanh
Sợi tơ thương mến mỏng manh
Đến được nơi chốn ta đành chịu thua
Cho đời lời hứa thương yêu
Dù khi sung sướng dù khi nghèo nàn
Dù khi khoẻ mạnh an khang
Dù khi bệnh tật hoành hành xác thân
Suốt đời gắn bó thủy chung
Cho đến hơi thở cuối cùng của nhau
Thúy Messegee phỏng dịch 3/19/20
Kính mời quý vị đọc truyện ngắn của Thuý Messegee
A Bicoastal Perspective
Years ago, I was a Californian. I loved it there where it is eternal springtime. The sky is blue; the sun bright, warm, and welcoming. The twittering birds wake you up in the morning without fail. You mow your lawn and tend to your roses year round. The lemons on your lemon tree provide lemonade in the summer, adds a tasty zest to your chicken adobo at Thanksgiving gatherings, or help perfect your lemon squares to bring to a Christmas or New Year party. The temperature rarely goes below 30 degrees in the winter or above 80 in the summer. You do not need air conditioning in your home; the unique geography of the San Francisco Bay makes it a natural air conditioner: after a few days of heat, the San Francisco fogs roll in and the temperature drops ten degrees or more. When you plan an event, you can count on it happening. No need to add a qualifier “weather permitting”, because weather is always permitting. The school districts give students a straight winter break of two weeks long, because they do not have to hold back a week to provide for snow days.
California is also a melting pot where peoples from all over the world come to call home. Not too long ago the white population became a new minority, while Asian minorities from China, Vietnam, Japan, Korea, India, Pakistan, Afghanistan, Samoa, the Philippines, etc. together became the new majority, making up 70% of the population. Over thirty years ago I came to California as a refugee. I thought I would be so lonely and lost in this new land. I thought I would stand out as an odd addition to an old, established society.
Contrary to my fears, I found thousands of others just like me, yanked out of an old country thousands of miles away for one reason or another, thrown together in this new land where everyone was just as new as everyone else, including “the real Americans”, the WASP, who left family history of hundreds of years somewhere in the East Coast or the Midwest to migrate to California in search of an adventure, to look for something different, to start life anew. So we were in it together. We were all newbies soaring in new dreams where the sky is the limit. And all of a sudden my homesickness and my loneliness was gone. Different languages spoken around you harmonize with yours and make it less exotic or outlandish. Anything goes here. No traditions can bind you. Nothing holds you back. Isn’t that a wonderful, powerful, and liberating feeling?
Then all of a sudden, life took an interesting turn. My company moved its operation and all its employees to Maryland, my family included. Maryland, a state of four seasons, of red brick colonials, of narrow winding roads meandering along small creeks, connecting covered bridges, old churches and cemeteries, of historical sites that mark the fight for independence by the Founding Fathers and the birth of the nation. The demographic make-up of Frederick back in 2005 was 97% white, 1% black, 1% Asian, and 1% other. Talk about culture shock!
I hesitantly merged into the new life, once again. Then I was soon charmed by it. The white, powdery snowflakes transformed the whole world into a magical winter wonderland. The cherry blossoms that form an enchanting pink canopy for blocks and blocks turn my neighborhood into a heaven on earth in springtime. The trees that turn a hundred different colors in autumn tug at my heart by their sheer beauty.
The lack of diversity gives me more opportunities to introduce my old country and my culture; people are eager to know about them. While I appreciate the liberal social welfare programs in California to assist new immigrants, I admire the focus and public funding Maryland reserves for its school system and the quality education my daughter receives here. Yes, in California, and only in California, you can have the luxuries of Little Saigon where, if one chooses, one can just shut out the American life out there to eat only Vietnamese foods, speak only Vietnamese, buy only Vietnamese groceries, go to Vietnamese doctors, dentists, drycleaners, hairdressers, etc. On the other hand, had I not moved to Maryland, I would not have been able to do the following: meet with a lobbyist for the first time in my life, get seasonal tickets to Shakespeare plays, find a school district that has its own foreign student office that assisted my niece from Vietnam to obtain a high school student visa, find a tutor in the Slovak language for my daughter, who was going to Slovakia for a year of foreign exchange, etc. I heartily and enthusiastically grabbed those unique opportunities the East Coast offers to make my life richer and more interesting.
Over the years, I gradually “double up” on important things in my life. I adopted the United States as my new country in addition to Vietnam, my old country. I became bilingual and bicultural. I speak two languages, practice multiple cuisines, celebrate two sets of holidays and two New Years. And now I have also become bicoastal, loving the liberal West Coast but also embracing the established way of life from the East Coast.
Almost every summer we “go home” to California to visit with friends and neighbors who never give us up. At each farewell to return to Maryland, my daughter usually became quite emotional. She said, “Mom, I still feel like California is still our home. I am happy we are going home in the East Coast, but I feel sad leaving the West Coast too.” And I looked at her tenderly, “Yes, isn’t it wonderful that we can call both places home?”
Cảm Nhận Của Kẻ “Hai Quê”
Nhiều năm trước đây tôi là dân Cali. Tôi thật yêu nơi này, xứ sở của mùa xuân vĩnh cửu. Trời xanh trong, nắng sáng ấm áp luôn đón chào mọi người. Chim chóc ríu rít trên cành đánh thức ta dậy mỗi buổi sáng không bao giờ vắng mặt. Bạn cắt cỏ và chăm sóc vườn hồng quanh năm. Những trái chanh chín mọng trên cành cung cấp nước chanh giải khát vào mùa hè, thêm hương vị cho món gà hầm adobo vào lễ Tạ Ơn, và làm cho những miếng bánh tẩm chanh vuông vắn trở nên tuyệt vời trong những bữa tiệc Giáng sinh hay Tân Niên. Nhiệt độ ít khi xuống thấp hơn 30 độ F trong mùa đông và ít khi lên cao hơn 80 độ vào mùa hè. Người ta không cần gắn máy lạnh trong nhà: khung cảnh địa lý tự nhiên của vùng vịnh San Francisco biến nó thành một hệ thống điều hòa thiên nhiên: sau vài ngày nóng khó chịu là những cuộn sương mù lại tiến vào bao phủ mọi nơi, và nhiệt độ lập tức hạ xuống khoảng 10 độ ngay. Khi bạn dự định một chương trình gì đó, bạn không cần phải chêm vào câu lưu ý quen thuộc ở vùng lạnh: “nếu thời tiết cho phép”, vì thời tiết lúc nào cũng “cho phép” cả. Học khu trong vùng cho học sinh nghỉ mùa đông hai tuần rộng rãi thoải mái, họ không phải giữ lại một tuần dự trù cho những ngày phải đóng cửa trường vì tuyết giá.
Cali cũng là một nồi thập cẩm (melting pot) có rất nhiều sắc dân từ mọi nơi trên thế giới đến nhận nơi này làm quê hương. Cách đây ít lâu dân da trắng vùng Vịnh (Bay Area) đã trở thành nhóm thiều số mới, trong khi những sắc dân Á châu thiểu số từ Trung quốc, Việt nam, Nhật, Đại hàn, Pakistan, Afghanistan, Samoa, Phi luật tân, v.v. cộng chung lại chiếm đa số, khoảng 70% dân số.
Hơn 30 năm trước tôi đến Ca li với tư cách tỵ nạn. Tôi ngại rằng tôi sẽ rất cô đơn lạc lõng trên đất mới này. Tô sợ rằng tôi sẽ nổi bật trong đám đông, giữa một xã hội đã ổn định lâu dài. Trái với nỗi lo sợ của tôi, tôi thấy chung quanh mình hằng tram, hằng nghìn người khác cũng như mình, bị bật ra khỏi quê nhà cách đây hằng nghìn dặm vì đủ mọi lý do, rồi nhập chung vào nhau trong xứ sở mới mẻ này, nơi mọi người ai cũng “mới” như ai. Ngay cả những người Mỹ truyền thống được gọi là WASP (1) đã rời bỏ lịch sử giòng họ hằng trăm năm từ đâu đó ở miền Đông hay Trung tây cũng vây, họ đến Cali tìm kiếm phiêu lưu mạo hiểm, tìm một điều gì mới mẻ, hay để lập lại cuộc đời. Và rồi tất cả chúng tôi sống cùng nhau tại Cali. Chúng tôi là những cư dân mới bay bổng với những giấc mơ mới lên đến tận trời xanh. Thế rồi tự nhiên nỗi nhớ nhà và sợ cô đơn của tôi vụt tan biến. Nhiều ngôn ngữ mới lạ vang lên chung quanh và hòa lẫn với tiếng Việt của tôi khiến cho nó không còn lạ lẫm và kỳ cục giữa xứ người nữa. Ở đây mọi thứ đều được chấp nhận. Không có truyền thống lâu đời nào bó buộc bạn. Chẳng gì cản trở bạn. Thật là một cản giác thần tiên, mạnh mẽ, và phóng khóang, phải không bạn?
Thế rồi, một cách bất thần, cuộc đời tôi lại rẽ sang đường khác. Công ty tôi dời cơ sở và nhân viên sang Maryland. Maryland, nơi có bốn mùa xuân hạ thu đông, có những ngôi nhà kiểu thuộc địa (colonial) xây bằng gạch đỏ, những con đường nhỏ quanh co vòng quanh các con suối nhỏ, nối liền những chiếc cầu cổ có mái phủ che, những nhà thờ và những nghĩa địa nhỏ lâu đời, những địa danh ghi dấu chiến tranh giành độc lập bởi tổ tiên lập quốc và sự ra đời của một quốc gia mới. Lúc tôi mới sang, thành phố Frederick nơi tôi dọn đến có thành phần dân chúng 97% da trắng, 1% da đen, 1% Á châu, và 1% những chủng tộc khác. Thật là một tương phản trái ngược!
Một lần nữa, tôi lại ngập ngừng rón rén hòa nhập vào cuộc sống mới. Thế rồi tôi bị “hớp hồn”. Những hoa tuyết trắng như bột mịn biến cả thiên nhiên thành một xứ thần tiên mùa đông. Những cây hoa anh đào châu đầu vào nhau làm thành một vồng rực hồng hết dãy này đến dãy khác biến xóm tôi thành một tiên cảnh dưới thế vào mùa xuân. Những cây cao khoác lên trăm màu sắc lộng lẫy mùa thu khiến lòng tôi chùng lại bởi vẻ đẹp huy hoàng của chúng.
Sự kém đa dạng của vùng này tạo cho tôi nhiều cơ hội giới thiệu quê hương và văn hóa xưa của mình vì mọi người ưa thích được biết đến. Mặc dù tôi quý những chương trình xã hội hào phóng giúp đỡ người tỵ nạn ở Cali, tôi cũng ngưỡng mộ sự quan tâm và nền giáo dục có chất lượng cho con tôi ở Maryland. Đúng là chỉ ở Cali người ta mới có được những ưu đãi tuyệt vời ở vùng Little Saigon. Tại đó nếu bạn muốn, bạn có thể quay lưng với cuộc sống Mỹ bên ngoài để chỉ ăn thức ăn Việt, chỉ nói tiếng Việt, đi chợ Việt, đi bác sĩ, nha sĩ, tiệm giặt ủi, làm tóc tại các dịch vụ của người Việt. Ngược lại, tôi sẽ mất cơ hội làm được những điều sau đây từ khi dọn sang Maryland: tiếp xúc với một người vận động chính trị (lobbyist) bằng xương bằng thịt, mua vé dài hạn xem kịch Shakespeare, ở học khu có riêng văn phòng lo giấy tờ cho học sinh ngọai quốc để đón cháu gái tôi sang học chương trình trung học ở đây (2), tìm được cô giáo tiếng Slovak để kèm cho con tôi ít tháng trước khi cháu đi chương trình trao đổi học sinh quốc tế tại Slovakia. Tôi sốt sắng hứng khởi nắm bắt những cơ hội hãn hữu này tại miền Đông để cho đòi sống ngày một phong phú đáng yêu hơn.
Từ ngày sang Mỹ, tôi được “hưởng đúp” nhiều khía cạnh quan trọng trong đời sống. Tôi nhận Mỹ làm quê hương thứ hai nhưng vẫn giữ Việt nam, đất mẹ thân yêu trong tim. Tôi nói hai thứ tiếng, sống trong hai nền văn hóa, nấu ăn nhiều món quốc tế, ăn hai cái Tết hằng năm, và sinh hoạt hai bộ lễ lạc: lễ Tạ Ơn Mỹ, lễ trung thu Việt nam, v.v. Và bây giờ tôi lại trở thành “một cảnh hai quê” giữa miền Tây và miền Đông nước Mỹ. Tôi yêu quí miền Tây phóng khóang nhưng cũng ấp yêu miền Đông cổ kính.
Hầu như mỗi năm chúng tôi đều “về quê” tại Cali để thăm viếng bạn bè và láng giềng cũ, những người thân thiết chưa bao giờ chịu “từ” chúng tôi. Mỗi lần từ biệt để quay lại Maryland, con gái tôi thường hơi “mít ướt”. Nó bảo: “Mẹ ơi! Sao con vẫn thấy Cali như là nhà của mình. Con thấy vui trở về miền Đông, nhưng con thấy buồn buồn phải rời xa miền Tây.” Tôi nhìn con trìu mến: “Đúng vậy con ạ, ta có được hai quê nhà là một điều thật tuyệt vời!”
Thúy Messegee
WASP: White Anglo-Saxon Protestants, những nét tiêu biểu của người da trắng” giòng giống da trắng Anglo Saxon, theo đạo Tin lành.
trong vùng này có nhiều gia đình nhân viên ngoại giao từ các tòa đại sứ đến làm việc và cư ngụ nên học khu có riêng một văn phòng hỗ trợ giấy tờ cho học sinh ngoại quốc.