NGUYỄN DƯƠNG

* Tiểu sử:

  • Hanoi: 1943

  • Tiểu học/ Trung học: Lycée Rollandes, Chasseloup Laubat, Jean Jacques Rousseau 1962

  • Tốt nghiệp Y Khoa Bác sĩ Đại học Saigon: 1969

  • Y sĩ Đại uý Quân Lực VNCH

  • Sang Hoa Kỳ: 1975

  • Gia nhập Quân Lực Hoa Kỳ: 1979

  • Y sĩ Trưởng Sư Đoàn Một Thiết Giáp Hoa Kỳ. Tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh (Saudi Arabia, Iraq và Kuwait).1991

  • Y sĩ Đại tá Lục Quân Hoa Kỳ 1992 

  • Về hưu hè năm 1999.

* Tác phẩm đã phát hành:

  1. HÀ NÔI TỚI HOA THỊNH ĐỐN

  2. VIỆT NAM: THE OTHER SIDE9CHALLENGING ALL OĐS)

  3. VÒNG QUANH THẾ GIỚI TRONG 19 NGÀY ( VÀ DU LỊCH NHỮNG NƠI KHÁC)

 

 

.

.

Tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Dương

                 PHIẾM LUẬN VỀ ĐÀN BÀ ĐÀN ÔNG: TẤT CẢ LÀ DO THIÊN NHIÊN CẢ

Chuyện về trai gái, đàn ông đàn bà sẽ dài dài, không bao giờ hết được, cũng như còn thiên nhiên sẽ còn chuyện đàn ông đàn bà mãi mãi.

Này nhé khi bắt đầu sơ khai từ một tế bào nhỏ tí xem trong kính hiển vi ta cũng thấy sau khi giao hợp hàng triệu chú tinh trùng mạnh mẽ lội ngược dòng thủy âm tinh để tới cái trứng của người đàn bà, con nào tới sớm nhất mạnh nhất nhanh nhất may ra mới có cơ hội được nàng trứng ta mở cửa cho vào. Vào xong, nàng ta đóng cửa sầm lại giam ngay và nuốt luôn chú tinh trùng tưởng rằng mình là nhất, còn các chú kia vây bọc quanh cô trứng mà thèm thuồng.

Trong thiên nhiên cũng vậy: như trong loài cá, cá đực xịt ra cả đống tinh trùng mong rằng một chú sẽ hên xui gập được một cô trứng để kết hợp, còn các cậu kia sẽ thành mồi cho các sinh vật khác tiêu thụ. Loài cây cỏ cũng vậy, hoa nở ra làm tung  bay nhụy đực bay khắp bầu trời mong được gió hay ong đưa tới một cô hoa nhụy cái để kết hợp, các nhụy đực hẩm hiu trở thành đồ ăn cho các cây cỏ hay các sinh vật khác hay biến thành chất đạm để làm bổ cho đất được phì nhiêu hơn.(nghĩ tới các cây phong lan sống lơ lửng cạnh các thân cây lớn)

Ở bực cơ thể loài người cũng vậy: khi các cô gái bắt đầu trổ mã thèm khát phái nam thì thiếu gì các cậu bu chung quanh muốn hy sinh để được lọt vào cửa cấm. Lúc đó khi các cậu được cô ta nháy mắt thì lúc đó cô ta muốn sai bảo gì các đấng liền ông đều ngoan ngoãn tuân lệnh ngay.Nhưng cô ta cũng chỉ  chấp nhận cho một cậu vào thôi, sau đó cô ta khép đùi lại đóng cung cấm lại.

Thiên nhiên muốn bảo tồn phải có hoa quả sinh đẻ tốt: các cô dư sức biết là khi có con thì phải được đảm bảo là con cái sẽ được nuôi nấng khả quan. Cô ta dư biết lúc lâm bồn là lúc cô ta sẽ yếu đuối nhất cô ta sẽ cần một phái nam mạnh khỏe, có nhiều khả năng sinh sống tốt đẹp để che chở cô ta khi sinh đẻ và nuôi nấng con cái cho thành người. Cứ tự hỏi khi một cô gái đầy nhựa sống xinh đẹp sức mấy cô ta sẽ chọn một cậu yếu đuối, mù mắt hay tật nguyền nghèo khổ làm chồng. Nhưng không phải như vậy là những người kém khả năng sẽ không có phối ngẫu, họ cũng sẽ tìm được cặp với những người đồng cảnh ngộ. Như trong các bộ lạc sơ khai Âu Mỹ hay Á Phi, các tù trưởng có rất nhiều vợ (harem, cung cấm..) vì các tù trưởng đó có rất nhiều quyền hành, giàu có, lại dư đầy thức ăn, lẫn mạnh khoẻ sẵn sàng che chở cho các bà vợ. Các bà vợ đó sẽ được cảm thấy an toàn hơn khi lấy được ông chồng giàu có dư sức nuôi con cái của các bà.

Trong thiên nhiên các súc vật cái sẽ chấp nhận con đực nào mạnh khoẻ tốt tướng (như trong loài chim, con đực thường đẹp hơn chim cái), sư tử đực với bờm cổ trông oai nghiêm hơn, các chú có sừng phải húc nhau đã đời con nào thắng mới được nàng ta cho nhẩy. Cũng chỉ vì thiên nhiên mong muốn sự di truyền được tốt đẹp hơn.(Evolution of Species, Darwin)

Tại sao phần nhiều các liền ông thèm thuồng của lạ, cũng chỉ vì theo thiên nhiên, các chú tinh trùng nào cũng không biết chắc là tao sẽ được nàng ta mở cửa cho vào. Như vậy chỉ có cách là giao hợp nhiều hơn, đi “ăn phở” nhiều hơn thì thống kê sẽ tốt hơn. Đó là lý do có hàng triệu triệu tinh trùng bao vây một nàng trứng hay “sème à tout vent” như các nhụy hoa đực, hay tinh trùng trong biển hồ. Con cái cũng vậy sau khi thấy chàng trai này bảo vệ và truyền giống tốt, cô ta bèn giữ kỹ lại không để con đực thoát ra mất mồi ngon. Thế là có mục ghen tuông, choảng nhau, ly dị! Loài cái cũng vậy: nhà, cọc bên kia tốt hơn!  

Hay là chàng kia đẹp trai cao ráo hơn, học giỏi hơn, khoẻ mạnh hơn, giàu có hơn (Jacqueline Onassis), gallant hơn, diễu vui hơn, làm sướng hơn, nhảy đầm đẹp hơn, nổi tiếng hơn (Henry Kissinger/Sylva Koscina), hát hay hơn, nói chuyện có duyên hơn, biết điều hơn, ….(ngay cả đại gia kếch xù như Donald Trump cũng sợ người ta cuỗm mất vợ trẻ đẹp của hắn như hắn đã tuyên bố:

        1-  Think big

        2- Stay focus

        3- Be paranoid: People are mean and vicious. Even your friend if condition arises will take advantage of you and steal your pretty wife.

Donald Trump  (Reader’s Digest circa 1970)

The Price is Right cả: kể cả những bà tuyên bố lăng nhăng là chỉ có một đấng liền ông nhưng nếu “The Price Is Right” thì chưa chắc các bà đó còn trung thành hay không? Lẽ dĩ nhiên loài người thì sáng suốt hơn nên không phải một trăm phần trăm như vậy! (như cụ nhà tu xuất đứng đắn nhất trong các vị Tổng Thống Mỹ -President Jimmy Carter- mà cũng có phát biểu câu sau đây “Lust in my mind”).

Nguyễn Dương – 2020


 

Kính mời quý vị  đọc

 CUỘC TẤN CÔNG VÀO NGŨ GIÁC ĐÀI

 Ngày 11 Tháng 9 năm 2001

Song ngữ Việt -Anh của Nguyễn Dương

CUỘC TẤN CÔNG VÀO NGŨ GIÁC ĐÀI:

 Ngày 11 Tháng 9 năm 2001

Khoảng 9:00 sáng, tôi vừa phối hợp chăm sóc vợ tôi bị gãy cổ chân vừa theo dõi và điều trị một nữ bệnh nhân bị đau bụng và một nữ bệnh nhân khác đau đầu gối. Trong khi đẩy xe lăn cho vợ tôi đến phòng đợi, tôi liếc lên màn ảnh truyền hình thì thấy tháp Bắc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới đang bốc cháy, cùng lúc đó một máy bay phản lực lớn đang tiến tới lao vào tháp thứ hai. Phản ứng đầu tiên của tôi là thật kinh khủng, làm thế nào mà những tên khủng bố có thể làm được điều đó? Chúng không thể hành động một mình được, vì máy bay phản lực khổng lồ không thể điều khiển được bởi chỉ bằng một tên đánh bom cảm tử kiểu thần phong kamikaze. Phản ứng thứ hai của tôi là ít nhất cũng còn chút may mắn vì chúng chỉ đánh trúng vào một phần ba trên của tòa tháp mà không nhận ra rằng toàn bộ tòa tháp sẽ sụp đổ do sự va cắt mạnh làm bốc cháy nhiên liệu của phản lực cơ đưa đến sự chảy nhão của khung nhà chọc trời.

Trở lại với bà bệnh nhân đau bụng đang chờ kết quả xét nghiệm, tôi nói với bà là cần chút thời gian mới có kết quả thực nghiệm máu, và tôi cũng vắn tắt cho bà biết là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vừa bị bọn khủng bố tấn công. Tiếp đó loa phóng thanh của bệnh xá loan báo code màu vàng bắt dầu có hiệu lực, điều đó có nghĩa là có nhiều bệnh nhân có thương tích sẽ ồ ạt tới. Vị Chỉ Huy Trưởng bệnh xá ra lệnh cho nhân viên di tản bệnh nhân. Lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao lại phải di tản. Sau đó người ta nói rằng có vụ nổ bên Ngũ Giác Đài và ở đó đang cần sự yểm trợ y tế. Vài bác sĩ và tôi vội vàng băng qua khu Henderson (khu trại Thủy Quân Lục Chiến kế bên) tới Ngũ Giác Đài. Dọc đường, có nhiều mảnh cánh máy bay nằm trên cỏ. Khi đi ngang qua một xe cứu thương, một nhân viên đưa cho tôi chiếc áo khoác màu vàng, tôi thấy có chữ ‘bác sĩ’ may sẵn trên đó. Nghĩ rằng tất cả mọi người tại hiện trường đều phải mang để nhận diện nên tôi khoác vào. Tôi không đọc được hết cả câu vì chữ ngược. Sau đó tôi nhìn thấy hàng chữ lớn ‘BÁC SĨ THÂM NIÊN’ trên cái áo khoác phản chiếu.

Chúng tôi dừng lại để khám nhanh vài bệnh nhân bị thương không nặng lắm như bị châm thủng hoặc trày da bàn tay và cánh tay. Là những nhân viên y tế hầu như đầu tiên có mặt tại hiện trường và không biết rằng những nguy hiểm liên tục có thể xảy ra, chúng tôi đã tới gần tháp kiểm soát không lưu trực thăng, ngang qua khúc Ngũ Giác Đài đang bốc cháy (nhưng chưa sụp đổ). Chúng tôi dừng lại để khám một nữ bệnh nhân da đen mà tinh thần đang suy sụp và đang thở nhanh. Bác sĩ R hỏi bệnh và xem xét tình trạng. Tôi nghe tim phổi thấy bình thường. Yên tâm, chúng tôi tiến tới; rồi có người báo rằng người ta đang cần bác sĩ ở khu lựa thương. Chúng tôi tiến nhanh về hướng căng dây màu vàng gần cây cầu bên trên. Chúng tôi điều trị vài người bị thương nặng hơn. Rồi có người la lớn là mọi người phải nấp dưới cầu vì có tin chưa được xác định là có một chiếc máy bay mà không tặc chiếm được đang bay về hướng chúng tôi. Chúng tôi phụ giúp khiêng người bị thương bằng cáng đến dưới cây cầu. Khi chúng tôi đang sắp xếp đồ tiếp liệu bên dưới cầu, thì được lệnh di chuyển ra ngoài, và các tình nguyện viên đã giúp mang những hộp tiếp liệu y tế, các giải băng nylon màu vàng và cờ vàng. Chúng tôi cố gắng một lần nữa để trải rộng tấm vải dày trải trên đất nhưng có người nói chúng tôi phải di chuyển trở lại nấp dưới cầu vì có một máy bay khác đang tiến đến. Khi một bác sĩ Hải quân đang khám đầu của một phụ nữ da đen nằm trên một chiếc băng ca, tôi nhìn vào chân bà và thấy đùi bà bị phỏng độ hai, tôi gọi silvadene nhưng có người nói bà bị dị ứng với sulfa. Tôi gọi nước biển và đưa cho một nhân viên giúp ông bác sĩ Hải quân truyền tĩnh mạch cho bà. Cho tới lúc đó bà ta là bệnh nhân nặng nhất chúng tôi gặp lúc đó. Biết rằng bà đã được chăm sóc, tôi quay qua khám một nam bệnh nhân bị hít khói. Ông nói là không sao, không đau ngực hoặc khó thở. Tôi nghe tim phổi và thấy tim ông đập bình thường, không có tiếng khò khè, tiếng rít, tôi nói ông ngồi xuống, dựa lưng vào tường và tôi gọi dưỡng khí. Một người mang một bình dưỡng khí đến và nối ống dẫn vào mũi ông. Tôi đến khám một bệnh nhân khác bị chấn thương đầu, tôi thấy là vết thương nhẹ.

Vào lúc đó, một bác sĩ Hải quân khác, y sĩ đại tá F, cũng có mặt với tôi, chúng tôi phối hợp nhau và đề nghị cùng kiểm tra tiếp liệu y tế, chúng tôi phải làm quen với những gì sẵn có. Chúng tôi thấy chỉ có một bọc nước biển. Trong khi kiểm kê thấy có một Lifepak, chúng tôi quyết định thực tập với máy đó để làm quen và yêu cầu một y tá cấp cứu hướng dẫn cách sử dụng. Một vị tuyên úy đến. Chúng tôi thảo luận và định vị một KHU CHỜ ĐỢI (màu ĐEN), kế đó nhưng ngoài tầm mắt để cho các tử thi cũng như những mảnh vụn của cơ thể con người.

Một sĩ quan Không quân rất năng động và hiệu quả, Thiếu tá M (tôi biết được sau đó, được chỉ định là Chỉ huy Trưởng Khu Lựa Thương) ra lệnh cho nhân viên cứu thương, ông hỏi tôi và bác sĩ F xem ai là người phụ trách ở đây, Bác sĩ F nhìn chiếc áo khoác vàng của tôi với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN và chỉ tôi.

Do đó, ở đây tôi đương nhiên là lãnh đạo của toán lựa thương màu vàng, lúc đầu được coi như toán lựa thương hàng loạt. Tôi chỉ định Đại tá B làm Y Tá trưởng và Bác sĩ F làm phụ tá và Hải quân Trung úy Y tá P là nhóm nòng cốt. Băng màu vàng được cột vào cánh tay như một cách để nhận diện. Tôi nói Bộ binh Thiếu tá Q, một sĩ quan hành chánh quân y ghi tên từng người của nhóm chúng tôi và giữ danh sách. Tôi giao cho một tình nguyện viên không phải là nhân viên y tế gắn ‘thẻ thảm họa’ cho tất cả các bệnh nhân được đưa đến. Các nhân viên y tế khác bắt đầu tham gia và Đại tá B tổ chức thành những nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm có một bác sĩ, một vài y tá và trợ y. Trong khi thành lập nhóm, chúng tôi cũng liên tục điều trị những bệnh nhân ngay sau khi họ được đưa đến.

Khoảng 1:00 giờ chiều nước đóng chai và tiếp đó là thực phẩm được đem đến làm cho chúng tôi sảng khoái bởi vì mọi người đã bắt đầu thấy khát. Sau đó khi nhu cầu tự nhiên không tránh được của con người nổi lên, tôi đang thầm nghĩ tới những bụi cây gần đó thì một ông ở đâu đó đột nhiên xuất hiện và nhờ tôi thông báo cho mọi người là phòng vệ sinh và khu nghỉ ngơi được cung cấp trên xe buýt VIP có máy lạnh của ông. Ngoài ra các hộp đựng rác cũng được cấp phát (có ai đó cùng đang suy nghĩ như vậy), mọi người xả vào, Thiếu tá Q lấy một cái bịch và thu rác xung quanh khu vực. Trong khi đó những toán thu nhập chứng cớ của FBI đến với những túi đen và bắt đầu làm sạch khu vực có các mảnh vỡ của máy bay.

Lúc đó tăng cường tới: các bác sĩ, trợ y và y tá của Bệnh viện Quân đội Walter Reed và bệnh viện dân sự gần đó (hai bác sĩ chuyên trị phong thấp, một bác sĩ nhi khoa với túi bơm dưỡng khí và ống thông khí quản). Một Y tá Thiếu tá lục quân của một đơn vị chữa phỏng đến, nhưng anh được nhanh chóng chuyển tới khu vực ĐỎ. Khu của chúng tôi có vẻ như là điểm tập trung đầu tiên cho nhân viên y tế, tình nguyện viên phi y tế và tiếp liệu y tế để sau đó được phân phối cho ‘TIỀN TUYẾN’. Chúng tôi tiếp tục kiểm kê tiếp liệu y tế một lần nữa và tái thành lập các toán nhỏ. Khi kiểm điểm lại thuốc men tôi thấy không có morphine hay thuốc làm giãn nở phế quản … tôi chuyển tin nhắn đi và thật ngạc nhiên là chỉ ít phút sau tiếp liệu được cung cấp bởi Y sĩ Đại tá U, một người quen của tôi khi chúng tôi cùng ở trong giới chỉ huy trưởng.

Không còn gì khác hơn để làm, tôi quyết định làm một trinh sát tại “Tiền Tuyến” với Thiếu tá Q. Khi tới gần lều chỉ huy, một cấp cứu viên đưa cho tôi một máy hút, tôi giao cho Thiếu tá Q cầm. Bây giờ, với danh nghĩa một BÁC SĨ THÂM NIÊN trên áo khoác  vàng và được một sĩ quan cấp tá tháp tùng, chúng tôi trông giống như một toán đi chính thức thanh tra nơi ‘TIỀN TUYẾN’. Tại lều chỉ huy, bác sĩ F hỏi tôi  muốn là một trong hai tình nguyện viên vào khu Ngũ Giác Đài bị cháy để nhận xác chết, cụt đầu, hoặc mảnh vụn cơ thể. Câu trả lời của tôi là tiêu cực nhưng tôi sẵn sàng tình nguyện nếu được yêu cầu. Ông nói tôi chờ bên ngoài và vài phút sau đó ông nói rằng ông đã có đủ tình nguyện viên rồi. Khi ở ‘TIỀN TUYẾN’, chúng tôi thấy Thiếu Tướng J, Chỉ huy trưởng Quân khu Washington và phái đoàn tham mưu của ông. Dọc đường, có toán người đang phá dỡ các rào cản bằng bê tông giữa đường để dễ dàng đi vào NGŨ GIÁC ĐÀI, có đoàn xe quân khuyển cảnh sát K9, xe cảnh sát và xe mô tô cũng như xe cứu thương và xe buýt. Nhân viên FBI và nhân viên cứu hỏa trang bị đầy mình được định vị và chờ lệnh để tiến tới tòa nhà trong khi nước được bơm xối xả vào các phần bị sập của Ngũ Giác Đài. Lửa tiếp tục cháy, sau đó tôi  được biết là đã không dập tắt nhanh chóng ngọn lửa được cho đến nhiều giờ sau đó là vì Ngũ Giác Đài là toà nhà cũ từ Thế chiến II và có rất nhiều lông ngựa được lót dưới mái nhà để dùng làm cách nhiệt. Vài chiếc dép và giầy có gắn băng màu vàng để xác định nằm rải rác trên thảm cỏ. Thỉnh thoảng máy bay trực thăng nổ thình thịch quay vòng vòng trên đầu chúng tôi làm xoáy tung bụi đất và cỏ xung quanh chúng tôi.

Chúng tôi trở lại khu lựa thương màu vàng và chờ đợi cho các sự việc được sáng tỏ. Thiếu tướng T, Chỉ huy trưởng Trung tâm Y tế  Walter Reed, và nhân viên của ông đi ngang qua và bắt tay chúng tôi. Chủ yếu là chúng tôi chờ đợi và chờ đợi. Không có gì xảy ra cho đến khi Thiếu tá M gọi chúng tôi và tóm lược tình hình vào khoảng 3:30 giờ chiều. Phỏng đoán lúc đó là có lẽ tất cả những người bị thương nặng đã chết hoặc đã được di tản ở phía bên kia của Ngũ Giác Đài, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để chữa cho những thương tích khác như chấn thương vì hơi nóng, gãy nát xương, mất thiếu nước … của nhân viên toán giải cứu.

Một bác sĩ điều trị dân sự từ OPCON (Operation Control: kiểm soát hành quân) đến. Sau một báo cáo ngắn gọn của Thiếu tá M, ông nhận ra rằng chúng tôi tổ chức chu đáo hơn và cũng được che chở chống ánh nắng nóng bỏng hơn nên đã ngỏ ý di chuyển toán ‘Tiền Tuyến’ của ông vào nhập với nhóm chúng tôi. Chúng tôi cũng bàn về việc cung cấp máy điện cho một đêm dài sẽ tới.

Khoảng 5:30 chiều, tôi bắt đầu nghĩ tới vợ tôi đang bị gãy cổ chân (tôi đã gọi trước nhờ nhân viên bệnh xá nhắn với bà rằng tôi vẫn bình yên). Tôi nói với Bác sĩ F, Đại tá B, Đại tá U và Thiếu tá M là tôi sẽ đi ra ngoài vài giờ để kiểm tra tình trạng của vợ tôi mà tôi nghĩ rằng bà vẫn còn ở tại phòng khám từ sáng sớm đến giờ. Tôi hỏi cách để trở lại, như số điện thoại liên lạc hoặc cách đi qua cổng trong trường hợp tôi bị chặn lại không được vào. Đại tá U nói là tôi không cần phải trở lại, bởi vì đã có rất nhiều bác sĩ ở đây rồi. Ông phỏng đoán rằng rất có thể sau khi lính cứu hỏa dập tắt được ngọn lửa thì không còn ai sống sót nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn xin các số điện thoại của họ.

Trong khi suy nghĩ làm cách nào để trở lại bệnh xá (khoảng một dặm đường chim bay) không những chỉ vì tôi không biết làm sao để trở lại bằng đường bộ nhưng còn làm thế nào để có thể qua được tất cả các cổng gác từ Ngũ Giác Đài đến Henderson Hall và Ft Myer. Tôi vẫy một xe minibus không có dấu hiệu trong đó có một nhân viên FBI và yêu cầu ông cho quá giang về văn phòng của tôi. Một lần nữa, cái áo khoác vàng với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN dễ dàng nhận ra, ông sẵn sàng cho tôi quá giang: rào cản trên đường không là trở ngại đối với ông, ông vượt qua và thả tôi xuống ở cổng trước của Ft Myer. Mặc dù cổng đã đóng và được bảo vệ nghiêm ngặt với súng dài súng ngắn, nhưng binh lính nhận diện ra tôi và mở cửa cho tôi vào.

Qua cổng, tôi tiếp tục đi bộ đến bệnh xá cách đó vài góc đường, đột nhiên từ đâu một xe cứu thương đến gần. Tôi vẫy và nhận ra đó là xe cứu thương của chúng tôi từ Ngũ Giác Đài trở về. Tại phòng chỉ huy bệnh xá, các nhân viên bệnh viện đang nghe Thiếu Tướng T tường trình qua loa phóng thanh trong khi màn ảnh TV đang mở gần đó. Tôi hỏi tin tức vợ tôi hiện tại đang ở đâu và người ta cho biết là bà đã  được một đồng nghiệp của tôi đưa về nhà rồi.

 Mệt mỏi, tôi quyết định về nhà và định ăn cái gì chút đỉnh và tắm nhanh một cái trước khi trở lại toán cấp cứu màu vàng của tôi. Trong khi lái xe ra khỏi trạm gác, những nhóm nhỏ binh sĩ vũ trang cùng mình đã được đóng ở nhiều góc đường khác nhau. Một chiếc HUMMV có gắn súng máy đang tuần tra. Các trạm gác yên tĩnh lạ lùng, không có hoạt động gì. Ra khỏi cổng, một hàng dài xe cộ chờ đợi đến lượt mình để vào trại lính đang được kiểm soát toàn diện. Tôi bắt đầu nghĩ làm thế nào để trở lại bệnh xá. Tại Rosslyn, giao thông bị tắc nghẽn, xe cộ nối đuôi nhau, đang cố gắng để lên xa lộ số 395 hoặc số 50 Đông. Tôi không thể nào vào được GW Parkway, có lẽ con đuờng này đã bị đóng vì nó chạy ngang qua CIA. Tôi quẹo chữ U và lên xa lộ số 50 Tây và về nhà không có gì khó khăn; giao thông dễ dàng hơn nhiều so với ngày thường khi vào giờ cao điểm.

Về gần tới nhà tôi nhìn thấy một ngôi nhà với một lá cờ Hoa Kỳ lớn phủ kín hết cửa sổ.

Ở nhà, sau khi hỏi vợ tôi vài câu vắn tắt về tình trạng sức khỏe, tôi yên tâm. Tôi ăn nhanh, tắm rửa và sửa soạn ra đi. Nhưng trước hết tôi gọi văn phòng bệnh xá thì hạ sĩ E nói rằng ông Chỉ huy trưởng bệnh xá đã về nhà rồi và ra lệnh cho mở cửa lại vào ngày mai. Tôi nói với Hạ sĩ E rằng tôi sẽ cố gắng trở lại toán cấp cứu của tôi và nếu có bất kỳ tin nhắn gì cho tôi thì gọi tôi ở nhà. (Tôi sẽ thỉnh thoảng liên lạc về nhà trong khi tôi ở ngoài). Tôi cũng gọi toán cấp cứu màu vàng nhưng chỉ có Bác sĩ F trả lời. Ông cho biết tất cả đều tốt, mặc dù chậm, không có hoạt động gì mới và không có nhu cầu cho tôi trở lại lúc này: Họ đã cho mọi người về nhà rồi. Yên tâm, tôi bắt đầu xem truyền hình và sự kinh dị không thể tưởng tượng được đang cuồn cuộn trước mắt tôi: “11 tháng 9 sẽ là một ngày ô nhục …”

Lá cờ Mỹ đang buông rủ buồn thảm…

Nguyễn Dương, M.D.

Cựu Y Sĩ Đại Tá, Quân Lực Hoa Kỳ

Y Sĩ Đại Úy, QLVNCH

Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ (tham dự Chiến Tranh Vùng Vịnh)

Chú thích: Fort Myer ở cạnh Pentagon và Arlington National Cemetery. Fort Myer là chỗ đóng quân của Old Guard của Washington, DC, tương đương như trại Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống của VNCH.

Trước khi giải ngũ Y sĩ Đại tá Nguyễn Dương là chỉ Huy Trưởng Bệnh Xá A. Rader US Army Health Clinic và bàn giao chức vị đó cho Y Sĩ Đại Tá R vào năm 1999.

THE  PENTAGON ATTACK: 11 SEPTEMBER 2001

Around 9:00 AM, I was simultaneously coordinating the care for my wife who just fractured her ankle while working up a female patient with abdominal pain and a female patient with knee pain. While ferrying my wife on wheelchair to the patient waiting area I caught a glimpse on TV showing a burning World Trade Center (North) and an incoming big jet hitting the second tower. My first reaction was horrible, how the terrorists can do that, they could not do it alone, the jumbo jet cannot be handle by a lonely suicide bomber like kamikaze. My second reaction was at least there is some luck because they only hit the upper third of the Towers not realizing that the whole building will collapse due to the shear intense burning jet fuel which melted down the supporting frame.

Returning to my abdominal pain patient who was waiting for the lab tests, I told her it will take sometime for the lab tests results and told her briefly that the World Trade Center just had been hit by terrorists. Then the clinic loud speaker announced a code yellow is in effect meaning that there is an upcoming mass casualty. The Commander of our clinic asked all personnel to evacuate the clinic. At the time we did not know why we had to leave the clinic. Someone later told us that an explosion occurred at the Pentagon and they need medical support. A couple of doctors at the clinic and I rushed thru Henderson Hall (a close by Marines barrack) to the Pentagon. Along the way, debris of an air plane wing was seen on the grass. Passing an ambulance, a person gave me a yellow jacket which I saw a word physician sewn on. Thinking that everybody on the scene are required to wear a jacket for identification, I readily put it on. I did not read fully the whole sentence because I cannot read upside down. Later I saw the large characters of SENIOR PHYSICIAN on the reflecting jacket.

We stopped to examine briefly a couple of patients who were not seriously injured, only puncture/abrasions of the hands and arms. Being almost the first medical personnel on the scene and not knowing that continuing danger is a possibility, we were able to come close by the helicopter air control tower, passing that portion  of the Pentagon which was burning (not collapsed yet). We stopped by and examined one black female patient in emotional distress with rapid breathing. Dr R. asked questions while checking her status. I listened to her lungs and heart sounds which seem alright. Reassured, we moved forward; then someone called that they need docs at the staging area. We rushed in the direction of the yellow tarmac near a bridge overpass. We treated a couple of more injured patients. Then someone yelled for everybody to move under the bridge because an unaccounted – for hijacked plane was reported on our way. We helped carry the above patient on a stretcher to the underpass. As we were setting supplies under the bridge, orders were given for us to move out, and volunteers were helping carry medical supply boxes, the yellow nylon tarmac and the yellow flag. We tried again to spread the tarmac then someone said we have to move it back under the bridge because of another plane is coming. A Navy doctor was examining the head of a black female on a stretcher, I look at her legs and saw second degree burn on her thighs, I called silvadene but someone said she is allergic to sulfa. I called for IV fluids and handed it to the personnel helping the Navy doc who was putting an IV line. That patient was the most serious patient we had so far. Realizing that she was being taken care of, I moved to see a male patient with smoke inhalation. He said he was OK, with no chest pain or shortness of breath. I listened to his lungs and found normal heart sounds, no rales or wheezes, I told him to sit down and rest his back on the wall and I call for oxygen. Someone brought an oxygen canister and hooked the cannula to his nose. I went to another patient with head injury which I found to be benign.

At that time, another Navy doctor, Dr. F., a Colonel, was with me, I bonded with him and suggested that together we checked what medical supplies we have to be familiar with our capabilities. We found only one box of IV normal saline. While accounting we stumbled on a Lifepak, we decided to play it on to be familiar and ask a nurse medic for instruction for use. A Chaplain came. We discussed and located an EXPECTANT (BLACK) area and a close-by but out of sight an area for cadavers/human debris.

A very energetic and effective Air Forces officer, MAJ (Major) M. (I learned  later he was designated as the Triage Scene Commander) was giving orders to medics, he asked me and Dr. F who is in charge here, Dr. F. look at my yellow jacket with the well read SENIOR PHYSICIAN and pointed to me.

So here I am, defacto leader of the Yellow staging area team, called first as an overflow triage team. I designated COL B. as my chief nurse and Dr. F. as my deputy and a Navy LT nurse P. as the core team. Yellow ribbons were tied to the arms as a way of identification. I asked an Army Major Q., a medical service officer to collect the name of our team and keep a ledger. I tasked a non-medical volunteer to attach disaster tag to all incoming patients. Other medical personnel started to trickle in and Col B. was charged to form smaller teams with one doc and a couple of nurses and physician assistants in each team. While forming our team we also treated trickling patients as soon as they arrived.

Around 13:00 bottled water arrived and later food came to our delight because we started to feel thirsty. Then inevitable nature call surfaced, I was thinking about nearby bushes but a man suddenly appeared mysteriously and asked me to pass the info that the toilet room and rest area can be provided on his VIP air conditioned bus. Also garbage cans were provided (someone is thinking); everybody pitched in, Major Q. grabbed a bag and collected it around the area. During the meantime FBI evidence collection teams arrived with their black bags and began to sweep the area for plane debris.

Reinforcements arrived: Doctors, physician assistants and nurses from Walter Reed Army Hospital and nearby civilian hospital (rheumatologists, a pediatrician with his ambu bag and endotracheal tubes). Also An Army Major nurse from a burn unit showed but was soon taken away to the RED area. Our area seems as the first assembly point for medical personnel, non medical volunteers and medical supplies to be cannibalized later for the ‘FRONT’. We keft re-inventorying our medical supplies and re-forming our small teams. A review of disposable medication was done: there was no morphine nor bronchodilators … I relayed the message and amazingly those supplies were provided a few minutes later by COL (Dr.) U., an acquaintance of mine while we were in the commander’s circle.

With nothing else to do I decided to go to do a recon at the “Front” with MAJ Q. While approaching the command tent, a medic gave me a suction apparatus which I gave to MAJ Q. to carry. Now, with a SENIOR PHYSICIAN on my yellow jacket and accompanied by a field grade officer, we looked like a very official team to survey the “Front”. At the command tent, Dr. F. asked me if I was one of the two person volunteers to enter the burned section of the Pentagon to recognize the dead, decapitated, or human debris. My answer was negative but I was ready to volunteer if asked. He told me to wait outside and a few minutes later he said he had enough volunteers already. While at the “Front”, we saw Major General J. the Military District of Washington commander and his staff. Along the road, crews are demolishing concrete mid road barriers for easy access to the Pentagon, scores of K9 police cars, police cars, and motor bikes as ambulances and buses. FBI personnel and firefighters in heavy gears are positioning and waiting for order to proceed to the building while water was pouring in the collapsed section of the Pentagon. Fire kept burning, later I learnt the fire was not put off many hours later because Pentagon was of WWII vintage and lots of horse hair was put under the roof for insulation and it is difficult to extinguish it. Few sandals and shoes with yellow ribbons tied on for identification were scattered on the grass. Now and then thumping helicopters circled above us swirling the dirt and grass around us.

We returned to the yellow staging area and waiting for events to unroll. Major General T., the Walter Reed Medical Center commander, and his staff passed by and shook our hands. Mainly we waited and waited. Nothing happened until MAJ M. called us or a briefing at around 15:30. The assumption at that time is probably by now all the gravely injured are either dead or evacuated at the other side of the Pentagon but we had to be ready for casualties like heat injuries, crushed fractures, dehydration… from the rescuing party.

A Treatment civilian physician from OPCON (Operation Control) arrived. After a quick briefing by MAJ M. he realized that we were much organized and well sheltered against the scorching sun so he expressed his idea of moving the out “Front” team to merge with us. We also discussed procuring electricity for the expecting long night coverage. Around 17:30 I started to think about my wife with the fracture ankle (I did call earlier asking the clinic personnel to relay the message to her that I am doing OK). I talked to Dr. F., COL B., COL U. and MAJ M. about I leaving for a couple of hours to check on the status of my wife who is from my understanding till at the clinic from the early morning. I was asking for ways to come back in, eg. their phone numbers to contact or passes in cases I was stopped at the gates and denied entry.  COL U. said there is no need for me to come back, they have plenty of physicians. He predicted that most likely after the fire fighters stop the blaze, no survival will be found. Nevertheless, I asked for their phone numbers.

While debating myself how to get back to the clinic (about a mile as the crow flies) not only because I did not know how to get back on foot but also how to get thru all these gates in between the Pentagon, Henderson Hall and Ft Myer. I flagged a passing unmarked minibus with a FBI agent on and asked for transportation back to my office. With again my easily recognized yellow jacket SENIOR PHYSICAN on, he readily agreed to transport me: barriers on the road were no obstacle for him, he just crossed over and dropped me at the front gate of Ft. Myer. Although the gate was closed and heavily guarded with guns and machine guns, the soldiers recognized me and opened the gate for me to enter.

Passing the gate, I proceeded on foot to the clinic which is about a couple of blocks away, suddenly from nowhere an ambulance approached. I flagged it and found out it was our ambulance returning from the Pentagon. At the clinic headquarters, the clinic staff was listening to the radio conference called by Major General T while a TV was running close by. I asked where is the whereabouts of my wife and I was told she just went home thanks to the help of a coworker.

(Picture)

Tired, I decided to go home and plan to grasp a quick bite and a short shower before rejoining my yellow team. While driving out of the post, small groups of well armed soldiers were posted at different corners. An HUMMV mounted with machine guns was patrolling. The post was eerily silent, no activities. Getting out of gate, there was a long line of incoming vehicles waiting their turn to be inspected thoroughly. I started to think how to get back to the clinic. At Rosslyn, there was a traffic gridlock going on, bumper to bumper cars, for automobiles trying to get o Highway 395 or 50 East. I could not get on GW Parkway, maybe it was closed because it passes thru CIA. I made a U-turn and got to 50 West and headed home without difficulties; the traffic was much lighter than usual at rush hour.

Close to home a house with a large American flag was seen covering its window.

At home, reassured after a short inquiry of my wife’s health status. I ate quickly, took a shower and got ready to depart. But first I called the clinic headquarters and CPT E. told me that the Commander of the clinic left home with instructions that the clinic will be open tomorrow. I told him that I will try to get back to my team and if he had any calls for me, to reach me at home. (I will contact my home from the road now and then). I also called the yellow team staff but only Dr. F. answered. He said all is doing well, albeit slow, no action and there was no need for me to come back: they were sending people home. Reassured I started to watch TV and the unimaginable horror rolled in front of my eyes: “Sep 11 will be a day of infamy…”

A half-staff American flag is flying…

Duong Nguyen, MD

COL (R), US Army

CPT, ARVN

Former Division Surgeon 1st. Armored Division, US Army (participated in Desert Shield/Desert Storm)


Kính mời quý vị  đọc truyện ngắn:

Bố Muốn Về Nhà  của Nguyễn Thị Thanh Dương

được nhà văn Nguyễn Dương chuyển ngữ sang tiếng Anh

Ông Đê mở mắt thức dậy sau giấc ngủ trưa, hôm nay là thứ mấy và bây giờ là mấy giờ ông cũng không biết. Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, ông là người già trí óc lúc nhớ lúc quên bên cạnh những người già khác, bệnh hoạn, lú lẩn, thì ngày tháng có nghĩa gì đâu.

Ông ngồi dậy nhìn sang giường bên cạnh ông Mỹ già đã thức từ lúc nào. Ông Đê thản nhiên hỏi bằng tiếng Việt Nam:

– Ông ngủ trưa có ngon không?

Ông Mỹ vốn mất trí nhớ khá nặng lại không hiểu tiếng Việt nên cũng thản nhiên và ngu ngơ đáp lại dĩ nhiên là bằng tiếng Mỹ:

– Ông muốn đi ăn bữa chiều không, ông đói bụng chưa ?

Hai ông già chung phòng trong nursing home vẫn nói chuyện với nhau trời ơi đất hỡi chẳng ai hiểu ai như thế. Cả hai đều vui vẻ y như vừa xong một cuộc trò chuyện tâm đầu ý hợp..

Ông Đê tìm chiếc gậy để đi ra ngoài, chiếc gậy này con gái ông mua 20 đồng trong cửa tiệm bán dụng cụ, đồ dùng y khoa cho người già, có thể điều chỉnh cao thấp tùy ý và đầu gậy có bọc cao su khó trơn trượt để cho ông nương tựa.

Ông Đê lúc nào cũng hướng về phía cổng nursing home dù ông biết là cánh cửa đã khóa cùng với người nhân viên ngồi canh cổng, không bao giờ ông có thể đi ra ngoài, nhưng ông được nhìn qua tấm cửa kính cảnh vật bên ngoài, ở nơi nào đó ông đã từng có một mái nhà.

Thẫn thờ đứng rất lâu nhìn ra ngoài ông Đê lại dò dẫm chống gậy bước về phòng, đi qua phòng khách hay các hành lang ông thấy vài người già như ông, mỗi người một vẻ, một kiểu, lặng lẽ ngồi gục đầu trong xe lăn, hay lò dò từng bước đi walker.

Về chiếc giường của mình ông Đê lại nằm xuống, mắt mở thao láo, ông rất hồi hộp lo lắng sợ mình ngủ quên mấy đứa nhân viên bất ngờ đến dựng ông dậy để đưa ông …xuống phòng tắm hay phòng ăn dù ông đang say sưa ngủ đến đâu, dù ông không muốn tắm, dù ông chẳng muốn ăn, nhưng chúng nó làmviệc ăn lương cứ đúng giờ là làm nhiệm vụ.

* * *

Sáng hôm sau con gái ông đến, ông mừng rỡ túm lấy áo con nài nỉ:

– Con ơi…đưa bố về nhà đi.

Con gái an ủi:

Thì con đến đón bố về thăm nhà chơi với con cháu đây.

Ông kể lể và khóc, không biết vì mừng vui hay vì tủi thân, nhưng giọng điệu ông tỉnh táo hẳn ra:

Bố thèm món ăn Việt Nam, thịt kho, cá kho, rau luộc chấm với nước mắm…bố thèm nhiều thứ lắm.

Con gái nhắc nhở:

– Con biết rồi. Bố nhớ mang hai hàm răng giả vào để ăn cơm cho ngon miệng. Về nhà con sẽ làm thịt ba rọi luộc chấm với nước mắm như ngày xưa bố từng nhắm rượu..

– Thế hả con… mẹ mày làm cho bố chén nước mắm dằm tỏi ới đậm đà ngon lắm.

Những ngày ấy đã qua lâu rồi. Vợ ông mất cả chục năm nay, vậy mà mỗi lần nhắc lại ông đều tưởng như mới ngày hôm qua, hôm kia..

Bà mất, căn phòng housing trợ giúp thuê ở apartment chỉ còn lại một mình ông tiếp tục sống, một mình tuy buồn nhưng ông thảnh thơi tự do như ý . Ông đi bộ ra chợ Việt Nam ở bên kia đường, thích ăn gì thì mua về nấu. Ông vẫn nhớ món thịt ba rọi luộc chấm nước mắm của vợ mà ông dù có làm cũng không ngon bằng bà làm.

Nhà con gái ở gần, cách 10 phút lái xe, vẫn thường đến thăm và phụ giúp ông nhiều việc vặt như nấu nướng, giặt giũ hay dọn dẹp nhà cửa cho đến khi con gái ông nhất quyết bắt ông phải dọn vào ở trong nursing home này.

Ông Đê năm nay vừa đúng 90 tuổi, về thể chất ông “khỏe mạnh” so với tuổi, không bệnh hoạn ngặt nghèo, chỉ có tội chân tay run rẩy yếu ớt nhưng ông vẫn đi đứng được, về tinh thần ông nửa nọ nửa kia, lúc tỉnh nói năng bình thường, lúc lú lẩn nói không đâu vào đâu, chẳng nhận thức gì cả. Ông không thể tự chăm sóc bản thân được nữa.

Con gái ông đã suy nghĩ tính toán cặn kẽ, nhà chị có 4 phòng đã đủ cho 4 người, hai vợ chồng và hai đứa con. Vợ chồng chị đều đi làm, hai đứa con đi học, không thể mang bố già về ở chung, lấy ai chăm sóc? Với lại chị quan niệm để bố trong nursing home còn có y tá theo dõi tình trạng sức khỏe, ăn uống hợp lý cho tình trạng từng người.

Thỉnh thoảng chị ghé thăm bố như ngày hôm nay.

Ông Đê hớn hở chống gậy lê bước theo con gái ra xe, như một đứa bé vui mừng náo nức sắp được mẹ chở đi chơi công viên.

Con cháu vui vẻ đón ông về nhà, hai đứa cháu ngoại từng được ông bà chăm sóc đón đưa từ lúc lọt lòng đến khi đi học nay đã lớn phổng phao, đứa 15 đứa 17. Thỉnh thoảng ông vẫn lú lẩn hỏi chúng là…con cái nhà ai. Cũng may lúc tỉnh ông vẫn nhớ ra và nói tên từng đứa.

Con gái thu xếp cho ông một phòng vì ông sẽ ở nhà hai ngày cuối tuần

Bữa cơm đầu tiên về nhà đã được dọn ra, có bát đũa sạch đẹp, có napkin , có mảnh báo trải sẵn, có chai bia lạnh mới lấy trong tủ lạnh ra và có món ông ưa thích là canh mồng tơi nấu tôm khô giã nhỏ, có thịt ba rọi luộc thái mỏng chấm nước mắm nguyên chất dằm tỏi ớt.

Con gái chỉ mảnh báo dặn dò:

Bố nhai gì không được thì nhả ra để vào tờ báo này, đừng vứt xuống sàn nhà sinh ra kiến dán đấy. Còn napkin này bố lau tay.

Lúc bố còn ở apartment, phòng ăn, góc bếp đầy dán, chúng tự do sinh sôi nẩy nở chẳng thuốc nào tiêu diệt nổi dù chị đã thay đổi mua nhiều loại thuốc diệt dán khác nhau…

Tuy dặn dò kỹ lưỡng thế chị vẫn…ngồi canh chừng kẻo bố trí óc lãng đãng hoặc quen tay vứt thẳng rác xuống sàn nhà như bấy lâu nay .

Ăn cơm xong ông tráng miệng miếng bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng. Từ đầu đến cuối toàn là những món mà ông ưa thích.

Con gái ông ngồi tiếp thức ăn cho bố. Chị kiên nhẫn ngồi đợi ông ăn đến miếng cuối cùng. Khi ông vừa ăn xong thì chị đã nhanh nhẩu:

– Bố ra chỗ sink kia rửa tay xúc miệng.

Đích thân con gái rửa tay và đưa nước ấm cho bố xúc miệng, chị nhắc nhở từng chút một:

Bố rửa tay xà bông xong tháo răng giả ra xúc miệng vài lần cho sạch sẽ.

Chị rửa sạch bộ răng giả cho bố và ngâm vào hộp nước.

Khi ông Đê vào restroom vừa ra thì tức khắc con gái… chạy bay vào để lau chùi, chị biết chắc thế nào bố đi tiểu cũng vương vãi ra sàn nhà như chị từng thấy khi bố ở apartment trước kia, nếu không lau sạch mùi khai sẽ bốc lên và người khác dẫm vào là bôi bẩn ra cả nhà.

Buổi tối con gái trải sẵn giường gối cho bố, đưa tận tay bố chiếc remote control ti vi và chỉ dẫn:

– Đây là các đài ti vi Việt Nam. Bố tha hồ mở xem khi nào muốn ngủ thì tắt đi. Chúc bố ngủ ngon nhá.

Ông nằm đắp chăn xem ti vi ngoan ngoãn như một đứa trẻ

Chị yên chí ra ngoài và làm việc của mình, đến khuya chị sắp sửa vào phòng ngủ của mình thì bắt gặp bố già vừa lẻn vào bếp xong vội vã trở về phòng ngủ, chị ngạc nhiên…dí theo bắt gặp bố đang bóc thanh bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng bỏ vào miệng ăn ngon lành như người đang đói khát. Chị dãy nãy lên:

Trời ơi, nửa đêm bố còn mang bánh ngọt vào phòng ngủ để ăn, sẽ sinh ra dán kiến bố biết chưa? Với lại bố đã xúc miệng rửa tay rồi, bây giờ phải…làm lại tất cả.

Ông trở thành lú lẩn cáu kỉnh:

– Thôi, thôi, để cho tao yên, tao đi ngủ đây.

Và ông nhất định từ chối rửa tay xúc miệng, nằm trùm chăn phản đối con gái tới cùng. Ông đã chiến thắng.

Suốt hai ngày cuối tuần con gái quá căng thẳng vì cứ phải liếc mắt để ý từng hành động của bố, ông làm gì cũng vương vãi rơi đổ không canh chừng sao được, chưa kể phải trả lời hàng chục lần các câu hỏi của bố giống như nhau mà mỗi lần hỏi xong ông lại quên và…hỏi nữa.

Vất vả nhất là bắt bố vào phòng tắm, bố không chịu để con cái tắm giùm, bố tự ái tao còn tay còn chân không phải nhờ đứa nào.

Chị đã pha sẵn thùng nước ấm, xà bông gội đầu, xà bông tắm để gần kề, một chiếc ghế con cho bố ngồi tắm, khăn áo mới sạch sẽ để bố thay…

Vậy mà 10 phút sau bố tinh tươm quần áo mới ra khỏi phòng tắm và khoe rằng bố đã …lau chùi mình mẩy đủ sạch rồi, khỏi cần tắm rửa làm gì…tốn nước.

Không biết bố “lau chùi” kiểu nào mà thùng nước ấm còn nguyên.

Chị lại chịu thua như tối qua đã thua bố khi ông không chịu rửa tay sau khi ăn bánh trong phòng ngủ.

Chỉ có nhân viên trong nursing home làm việc thẳng thừng may ra bố mới chịu nghe. Với lại bố không biết tiếng để nói năng cãi cọ với họ được.

Con gái đang soạn đồ cho bố trở lại nursing home thì ông chống gậy ra ngoài sân từ lúc nào, chị vội vã đi tìm thì thấy ông đang đi mãi phía xa, chị chạy lại cầm tay bố:

– Bố đi đâu thế, làm con hết hồn tưởng bố đi lạc…

Giọng ông dõng dạc:

– Về nhà.

Con gái dỗ ngọt:

– Đúng rồi, con đang chuẩn bị đưa bố trở về nhà, về nursing home của bố .

Ông tỉnh táo hơn bao giờ, tuôn ra một tràng… thống khổ:

– Bố không về nhà của con đây, không về nursing home kia. Bố về nhà của bố, về căn nhà housing ở apartment, nơi ấy bố được quyền sống theo ý bố. Ở nursing home là một nhà tù, họ khóa cửa, có người canh cổng. Buổi trưa bố đang ngủ, họ giở thốc tấm chăn lên một cách phũ phàng để bắt bố đi tắm cho bằng được. Bố chưa đói nhưng tới giờ ăn cũng bị đưa xuống phòng ăn cho bằng được. Họ không cần biết cảm xúc bố ra sao, họ cho gì ăn nấy, bố không có quyền đòi hỏi thứ mình muốn. Hỏi, đời còn gì vui?

Về nhà con chơi lại là nhà tù thứ hai, tuy con cháu thương yêu chăm sóc nhưng bố cảm thấy luôn bị theo dõi rình rập, nhất cử nhất động của bố đều bị con cháu bám theo, chỉ huy bố từng ly từng tí chỉ để giữ gìn sạch sẽ cái nhà này. Hỏi, đời còn gì là hai chữ tự do?

Nói xong ông bật khóc như đứa trẻ, là lúc trí óc ông lẩn thẩn ngu ngơ mà vẫn khẳng định:

– Để bố về nhà… về nhà của bố…

Nguyễn Thị Thanh Dương
(Father’s day 2020)

 

I WANT TO GO HOME

 Mr. Dan opens his eyes after a nap lunch, not knowing the date or the time.  Here, day after day, every day is the same. He is an old man who no longer remembers.  Living with other elderly people who are sick or demented, the day of the week no longer matters.
He recognizes his old roommate who had been awake since who knows when. Mr. Dan nonchalantly asks him in Vietnamese: Did you have a good nap? His American roommate, who is also demented, answers calmly in English: Do you want to eat dinner now?  Are you hungry?
These two old folks living in a nursing home room are conversing without any mutual understanding. Both are happy just to be talking to someone. 
Mr. Dan looks for a cane to go outside. His dutiful daughter bought the cane at a medical supply store. The height of the cane is adjustable.  The end is covered by a rubber cap to keep him from slipping when he uses it for support.
He is like his daughter’s dog who sits on a chair looking through the window watching for her return. Mr. Dan always looks in the direction of the nursing home gate, resigning himself that the door will be always locked with an attendant sitting by the door. He never can walk outside but he can see through the door the landscape beyond where once long ago he had a home of his own.  
After standing for a long time, contemplating life outside, he nonchalantly walks in small steps back to his bedroom. Passing by the lounge or the hall he sees other old folks like him, each one in a different pose, either sitting down, sitting in a wheelchair, or walking slowly with a walker — all looking dejected.
Back to his bed, he lies down, eyes wide open, anxious, even fearful of sleeping because he will be awakened by a nursing assistant who will tell him to shower or go to the dinner room, even if he does not want to take a shower or to eat. These assistants perform their duties on schedule with military precision. At night, when he cannot sleep, he gets out of his bed and wanders in the hallway aimlessly into a ghostly environment of dead silence until he is chased back to his bed by the on call nursing staff.

The next morning, his daughter arrives to visit.  He is so happy as he clings to her sleeves and pleads: “My daughter take me home”.
The daughter comforts him:”Yes, I am going to take you home to see your grandchildren.”
Mr. Dan replies between tears, feeling miserable, but his voice is now alert:
“I crave Vietnamese food, spring rolls with cooked shrimps, shoulder pork with rice noodles dipped in a honey peanut sauce sprinkled with hot pepper or the rice noodle duck soup with bamboo shoots”.
His daughter reminds him:”I know, you will remember to bring your dentures with you so you can taste your foods.”
“At home, I will boil the pork belly so you can dip in the fish sauce like the old days when you wolfed it down with wine”.
“Oh, I remember, your mom mixed the sauce with garlic and hot pepper which was so delicious.” Those days are now long gone. His wife passed away more than ten years ago, but he always recites this like it just happened yesterday.
When his wife passed away, he lived alone in the house that he had bought a long time ago. Despite living alone he had the freedom to do things as he liked. He could drive to the Vietnamese market close by to buy food he likes and cook for himself. He still remembers the boiled pork belly which he dipped into the fish sauce that he prepared but which was not as good as when his wife mixed the sauce.
His daughter’s home was just ten minutes far away by car, so she regularly came to visit him and helped him sometimes for his cooking, his laundry or cleaning his house, until the time that she insisted that he move into this nursing home.

Mr. Dan is now 90 year old.  Generally speaking, he is “healthy” given his age with, no chronic health conditions requiring around the clock care. Although weak in the limbs, he still manages to walk by himself, naturally with a cane. Mentally, he is “half and half”, sometimes very lucid, conversing normally, sometimes incoherent, not knowing what is going on.  He can no longer live independently.
His daughter had thought about it for a long time.  She only has 4 bedrooms for a family of four: her husband and her two children. She and her husband both work, their 2 teenaged children are in school, She cannot afford to let him stay at her home since there is nobody there to care for him. In a nursing home there is a staff which can watch him and provide medical care, not to mention meals. 

Now and then, she visits her father like today.

Mr. Dan is so happy to follow her, walking slowly as he pulls his body along with his cane.  He is like a young exuberant child going to an amusement park.
His grandchildren will be happy to see him.  He had taken care of them since their birth till their teenage years. They are kind to him even though his presence will upend their weekend schedule. Sometimes he asks if these children are from which family.   Luckily he sometimes he remembers their names as well. Generally he cannot understand their chatter due to generational and cultural differences. They play piano, create sketches and shows for him, but he cannot understand their language or melodies. He thinks it all sounds like “rap.”  
When they call, telephone conversations are limited to perfunctory questions.  What do you eat today? How is the weather? Are you feeling OK? What TV shows are you watching? They are generally flat and repetitive. Face time and Zoom are not much better.

His daughter has now arranged for him to stay in one room in their house for the two weekend days.
The first dinner is served with clean pretty bowls, chopsticks, napkins, and dinner mats. A cold beer just out of the refrigerator, duck soup with young bamboo shoots, and cooked pork belly accompanied with a fish sauce mixed with garlic and hot pepper are waiting for him.
His daughter reminds him: “When you chew the food, please remember to spit on the dinner mat, do not drop it on the floor because the food will attract ants and cockroaches. And please wipe your hands with this napkin.”
She remembers that when he lived alone in his house, his dining room was full of cockroaches.  They multiplied so rapidly that no insecticide could eradicate them.
Even with her detailed instructions, she still has to watch him carefully because of his mental condition and habit of dropping food on the floor now and then.
Finishing dinner, he is offered the mung bean cake that he loves so much. From the beginning of the dinner to the end, all the dishes have been his favorites.
His daughter now has lovingly attended to her dad. Patiently she waits until his last bite. After he swallows it, she tells him to go to the sink to wash his mouth and fingers and to gargle. She even wipes her father’s hands and gives him warm water so he can gargle, gently reminding him of little things, like “Dad, wash your hands with soap” and “Take out your dentures and clean them.” Nonetheless, she ends up having to clean out the dentures and put them in a glass of water.

When M. Dan finishes using the toilet, she immediately enters the room and cleans it, knowing well that he will splash his urine on the floor like he did when he is living alone. If she does not clean it immediately, the urine stench will linger and the unlucky one who steps on the spoiled bathroom floor will bring this undesirable odor with him.
At night time, his daughter already has the bedroom arranged for him, showing him the remote control and guides him to use it: “You can watch the news or your favorite pay for view like Netflix or HBO or Hulu.  Just turn off when you are ready to sleep. Have a good night!” Mr. Dan lies down and watches TV dutifully as a child.
Reassured, she returns to her house cleaning work till bedtime.  But when she is ready to go to bed, she sees him furtively go to the kitchen and return to his bed. Surprised, she follows him and discovers that her dad is opening another mung bean cake, eating it in bed because he is so hungry!
She yelled softly: “OMG! It is midnight now and you brought the sweet cake on your bed to eat!  You are helping ants and cockroaches to multiply freely! And now you have to wash your mouth again!”
Not really knowing what is happening, he shouts:”Leave me alone! I am going to sleep now!” He refuses to wash his mouth and hands. He hides under the blanket. Finally he has won.

The next two days, his daughter is so tense as she carefully watched her father’s every move. Not only does he keep dropping things on the floor but she has to answer all his questions which he repeats over and over.   And he will forget this question a few minutes later and ask again!
The most disheartening job is to force him to take a shower.  He refused to be waited by his family members, proudly telling them that he is still capable of doing such things on his own.  After all, he still has the use of his hands and feet and does not need help from anybody else.
She readies a pot of warm water, leaves a soap and a shampoo, and a set of clean clothes close by.  She puts a small stool nearby so he can sit down.
Even so, ten minutes later, he emerges from the bathroom wearing his new clean clothes and proudly declaring that he has cleaned his body and does not need to waste water showering.
She does not understand why he can “clean” his body when the warm water container is still full!

The next night she gives up obliging her dad to wash his hands after he eats cake in his bedroom.
She thinks that a staff back at the nursing home will straighten things out: He has to follow the regulations of the nursing staff and he won’t argue with the nurses because he cannot speak English. And besides that, the nursing staff will handle any medical emergencies, God forbid!
While the daughter is preparing for his return to the nursing home, he leaves the house with his cane. She runs after him and finds him a short distance away.  She grabs his arms:”Where you have been? I was scared to death that you might get lost.”

He proclaims clearly: “I am going home”. His daughter replies sweetened him:”Yes, I am readying you to go to the nursing home, dad.”

He is now fully lucid and harangues: “I am not going to your home nor to the nursing home. I go back to my own house that I cherished with my wife, where I have full control of my daily activities. Living in the nursing home is like living in a jail.  They lock the doors. They have guards. At noon time, while I am taking a nap, they wake me up, throw aside my blanket and order me to take a shower. Whether I am hungry or not, at dinner time they force me to go to the dining room to eat food I do not like! They did not care about my feelings, I have to eat foods that I do not like, I cannot ask for my preferences or choose what I want. Even at night when I cannot sleep, I cannot go outside my bedroom before been chased back to bed by them.  So how can I be happy in the nursing home?”
“To go to your house is like to go to a second jail, I know that you all, my dear daughter and your children.  You all cherish me and try to make me comfortable, but I have the feeling that you are spying on me.  You watch my every move.  Everything I do is watched and then corrected in minute details so that your house is clean. Again where is my freedom?”

After speaking, he weeps like a child.  At that very moment, the dementia comes back, but he still declares: “I want to go home… my home!”

One day……

Duong Nguyen – Summer of 2020

(Adapted from Bố Muốn Về Nhà by Nguyễn Thị Thanh Dương)

(Mạn phỏng dịch bài chị viết)

NHỚ VỀ NEBRASKA

THÂN GỬI HƯƠNG HỒN BẠN BÍCH SINH

Dưới đây là screenshot cuối cùng của BS Đặng Thị Bích Sinh liên lạc với tôi.

Nhiều ngày khi không ngủ được vì mắc bệnh khó ngủ triền miên nhớ tới Bích Sinh làm nhớ tới tiểu bang Nebraska mà tôi có dịp đi công tác ở đó khi ở trong quân ngũ (căn cứ Offutt AFB là Tổng Hành Dinh Chiến Lược của Không Quân Hoa kỳ).

Nebraska ở giữa nước Hoa kỳ thường được coi là nơi khỉ ho cò ngáy hay là chỗ trú ngụ của tụi “cổ đỏ” (redneck) như là tiểu bang Oklahoma ở dưới đó. Tuy vậy thủ đô Nebraska hơn Oklahoma là vì có tay tài phiệt nổi tiếng là Warren Buffett, người giàu thứ tư của nước Cờ Hoa này (sau tỷ tỷ phú Jeff Bezos của Amazon, Bill Gates của Microsoft và Mark Zuckerberg của FaceBook). Warren Buffet giàu sụ như vậy vì công ty Berkshire Hathaway của ông ta biết lợi dụng thời cơ stocks như gần đây lời cả vài tỷ khi mua mấy trăm triệu cổ phiếu Apple lúc giá Apple xuống thấp cách đây không lâu, nay giá Apple lên tới gấp ba bốn lần giá cũ. (2020)

Tiểu bang Nebraska (NE) rất bằng phẳng gần như toàn là cánh đồng cỏ bao la “cò bay thẳng cánh” nơi mà xưa kia hàng trăm ngàn con bò rừng bisons (hay buffaloes) tung hoành sống tự do. Sau đó dân chúng miền Đông Hoa kỳ di dân sang miền Tây thì các chú bisons này bị giết gần như bị diệt chủng để thay thế bằng những đàn bò. Vì thế tỉnh Omaha (tỉnh lớn nhất của NE) có món Omaha steak nổi tiếng khắp nước Mỹ. Ngay tên Nebraska là do biến hóa của chữ Omaha nghĩa là nước phẳng (flat water) của con sông Platte đi ngang qua tiểu bang.

Rất ít ai biết Omaha là nơi xuất xứ hãng Kool Aid hay NE là nơi có nhà rọi đèn pha (light house) mà không có biển hay là nơi sinh trưởng của tay nhảy đầm nổi tiếng Fred Astaire hay tài tử nổi danh Marlon Brando. NE còn là nơi mà các chim trời như vịt, ngỗng hay hạc khi bay theo mùa từ Bắc tới Nam hay ngược lại dừng chân để nghỉ và kiếm ăn.

Cũng như tiểu bang Oklahoma ở phía Nam, NE được nổi tiếng với đội banh sinh viên football (college football: chơi banh bầu dục khác với soccer như Việt nam ta chơi banh tròn). Khi tôi đi học Y Khoa ở Oklahoma nếu muốn sinh hoạt với tụi sinh viên Mỹ nhất là lúc cuối tuần trong mùa football thì kể như “bù” bị “ra chỗ khác chơi” nên lúc đó chẳng đặng đừng phải hiểu biết cách chơi football là như thế nào. Hiện nay đội NE football không còn là một power house ngang ngữa với Oklahoma (nổi tiếng là top ten của college football) mà không biết tại sao.

Và Nebraska có Bác sĩ Đặng Thị Bích Sinh và đấng phu quân là là Bác sỉ Trần Chu Mỹ của binh chủng nổi tiếng Cọp biển Thủy Quân Lục Chiến của VNCH. BS Mỹ đứng đắn, rất vui vẻ với bạn bè, cởi mở, không vênh mặt với đàn em như vài đàn anh đồng nghiệp khác. BS Bích Sinh đứng đầu lớp mỗi năm khi học ở trường Trung học Marie Curie và rất ngoan đạo (khi tôi có dịp đi cruise vài lần với BS Bích Sinh, mỗi lần khi đi ngang một nhà thờ, BS Bích Sinh luôn luôn ghé vào cầu nguyện). Không những thế Bích Sinh lại rất dễ thương, biết điều, savoir vivre , cư xử tốt với bạn bè và nhất là tận tụy với chồng con gia đình.

Nebraska cũng là tên một phim do tài tử Bruce Dern đóng suýt được giải thưởng Oscar năm 2014.

Tháng tư năm đó tôi có dịp ghé Florida ở quận Brevard. Brevard cũng là một quận “khỉ ho cò gáy” không được nổi tiếng như Orlando hay Daytona Beach (nơi mà các anh chị sinh viên Mẽo đầy sinh lực tụ tập nhân dịp Spring Break để trao đỗi “sinh khí” hay “thám hiểm” lẫn nhau) hay Miami. Ngoài bãi biển Brevard thì cách giải trí hấp dẫn nhất là vào thư viện để trao đổi email (vì thời đó chưa có WiFi rộng rãi như bây giờ) và khảo cứu tin tức thế giới hay nội địa Hoa kỳ qua sách báo rất được tu bổ cập nhật khá nhanh chóng hơn với các thư viện chỗ tôi ở.

Ví dụ như tôi khám phá ra được phim Nebraska sẽ được chiếu miễn phí ở thư viện Coca Beach vào tháng tư năm 2014 đó. Tôi hí hửng rủ bà xã và cặp vợ chồng Hổ và Bích cũng thuộc loại gần bảy bó cùng đi xem vừa không tốn tiền mà lại theo quảng cáo là được “free refreshments”.

Phim được quảng cáo là sẽ chiếu vào lúc 3 giờ chiều. Bạn tôi khuyên là vì “free” nên tới trước 2:30 chiều và hẹn nhau lúc 2:15 hôm đó. Tới đó, mặc dù 45 phút trước đã có sáu bảy cập bô lão dư thì giờ đã đứng xếp hàng vào hội trường chiếu phim. Sau đó có nhiều cặp tới toàn là ông bà già gần như là toàn là da trắng xấp xỉ bảy tám chục tuổi tóc bạc phơ, mặt xệ nhăn nheo với nốt đốm da đồi mồi (aging spots và actinic keratosis). Các cụ bà thì mặc váy đầm thời nhảy square dancing khoe da mỡ phất phới như cờ lông tông ở dưới cánh tay cùng các gân nổi xanh ở chân. Mấy ông thì ăn mặc luộm thuộm, quần cao lên tận nửa ngực hay đeo dây bretelles cho khỏi phải dùng thắt lưng khi không còn kiểm soát được sự tăng trưởng của vòng số hai vì ăn nhiều lẫn uống bia không ngưng. Có một  ông cao to lớn bụng phệ ăn một bịch popcorn lại ngồi gần máy làm popcorn mà nhân viên thư viện phát cho. Ông ta nhồm nhào ăn xong lại đứng dậy lấy thêm . Gần đó là một bàn để các chai Coca hay Sprite với ly plastic để tùy tiện. Đúng là một El Cheapo ăn chùa hẹn hò (cheap date) của “Le Tout Paris” đó.

Trong phim đó cảnh Nebraska tỉnh nhỏ như ở Oklahoma tỉnh Enid hay Waynoka mà tôi thực tập y khoa khi mới đặt chân lên nước Mỹ này. Nhà gỗ cũ, cửa sổ được bao thêm mảnh plastic cho tránh mất hơi mát của máy lạnh hay máy nóng. Những ông bà già trong phim người thì bướng bỉnh, càu nhàu, trả lời nhát gừng. Đàn ông thì ngồi trên một ghế lazy chair tay cầm một lon bia nhồm nhàm ăn bắp rang (popcorn) xem TV, mặt lạnh, không nói năng gì cả mặc dù là cùng trong gia đình anh em, con cháu. Các bà thì nói huyên thuyên trong bếp nấu hamburger và chiên khoai tây và khoe cách làm bánh táo pie.

Đường phố thì vắng tanh, các hoạt động chỉ là họp nhau chung quanh một quán uống rượu cũ kỹ với một dàn karaoke với các ca sỉ lô can gào hát những điệu nhạc cũ thời tám quánh nào đó. Cộng thêm vào đó là một bàn đánh billard và một mảnh gỗ có nhiều vòng tròn để phóng phi tên vào giữa để lấy điểm.

Đại khái câu chuyện là một ông già Woody (W) đi lang thang lếch thếch trên một con đường vắng của một tỉnh nhỏ bị cảnh sát bắt đem trở về với gia đình. Hỏi ra thì là ông ta nói là trên đường đi ra tỉnh Lincoln để nhận giải thưởng một triệu đồng mà ông ta xác định là ông ta có nhận được một thư chúng minh như vậy. Người con trai biết ngay đó là một tiểu xảo của một nhà báo để dụ khách hàng mua báo của họ. Nhưng W vẫn tin là ông ta trúng giải thưởng đó mặc dù các lời can ngăn của vợ và con trai. Sau vài lần khác W bị cảnh sát bắt như vậy mà W vẫn cứng đầu gân cổ cãi lại là ông ta trúng số thật sự nên cậu ta phải chiều W như là một cậu con làm vừa lòng bố lần cuối theo ý ông ta bằng cách lái xe chở bố đi ra thủ đô Lincoln (W không được phép lái xe).

Trên đường lên tỉnh thì W và cậu con ghé nhà cũ nơi sinh trưởng của W đi thăm ngôi nhà cũ ọp ẹp nghèo nàn cùng tạm ở nhà em của W. Mặc dù cậu con cố can ngăn nhưng W cứ khoe là ông ta đã trúng số thành ra tin đó lan tràn mau chóng khắp tỉnh. Họ hàng và bạn bè W khi nghe tin là ông ta đã trở  thành triệu phú họ bèn bu lại nhà, lúc trước thì coi thường ông ta nay họ thay đổi tính tình như lúc trước chê bai ông ta, nay thì người khen ông ta tốt số mong được chia xẻ một tí tiền còm, người thì nhắc khéo là ông ta nợ lúc trước chưa trả, người thì nói đang cần tiền vì gia đình thiếu thốn bệnh tật, người thì nói là không trả thì sẽ kiện ra toà.

Phim đó có nhiều mẫu chuyện hay nhận xét vui vui, buồn buồn hay dí dỏm như khi  hai cụ đó khi đi thăm mộ gia đình gần nhà, cụ bà tốc váy trên một mộ của một ông ái mộ bà ta lúc trước “Nè cho ông xem có đã chưa?” Kết thúc chuyện phim thì để các bạn tự tiện đi thuê xem phim cho khỏi mất thú vị hấp dẫn.

Viết tới đây tôi chạnh nghỉ là nếu tôi khi học xong ở Oklahoma mà ở lại đó thì đời sống sẽ ra sao? Gần như tất cả các bạn cùng khoá ở Oklahoma đều “xuất ngoại” cả. Rất phục bạn Bích Sinh và anh Mỹ đã ở lại Omaha Nebraska tuy rằng biết là Omaha với Warren Buffett khác xa với Oklahoma.

Nguyễn Dương

Hè 2020


 

Một Vài Cảm Tưởng Sau Khi Đọc Cuốn  “VÒNG QUANH THẾ GIỚI TRONG 19 Ngày…”

 của Bác sĩ NGUYỄN DƯƠNG

                                           

  Có lẽ tôi là người có duyên – vì luôn gắn bó quan hệ – với các vị trong giới Y sĩ Việt Nam. Trong nước (trước 1975) tôi quen biết và cả thân thiết nữa số đông bác sĩ trực thuộc Tổng Cục Quân Y Việt Nam Cộng Hoà từ ông Sếp lớn tới các ông Quân y sĩ cấp tá, cấp úy. Tôi đã nhiều lần được các ông bạn bác sĩ này đưa vào Quân Y Viện Cộng Hoà khám, chữa bệnh. Sang Hoa Kỳ định cư tôi cũng (tình cờ) quen biết khá nhiều bác sĩ người Việt ở các Thành phố cũng như các Tiểu Bang. Một trong những vị này là Bác sĩ NGUYỄN DƯƠNG. Thú thật tôi không ngờ, lần đầu gặp (cách nay gần 20 năm) một con người tuổi tác ở độ trung niên với thân mình tương đối nhỏ nhắn, áo quần giản dị trông rất bình thường như mọi người, lại từng giữ một chức vụ cao (và quan trọng) trong quân đội Hoa Kỳ: Bác sĩ Đại Tá Quân Y, Chỉ huy trưởng Quân Y một Sư đoàn đóng tại chiến trường Iraq và vài quốc gia khác. Có lẽ Bác sĩ Nguyễn Dương là bác sĩ người Việt đầu tiên giữ chức vụ cao trong nghành Quân Y Hoa Kỳ.  

  Theo sự nhận xét của tôi với sự quen biết lâu năm trong giới y sĩ , tôi thấy các bác sĩ Việt Nam hầu như ông nào cũng có “máu” văn nghệ trong người. Ông thì sáng tác nhạc và ca hát, ông thì viết văn làm thơ hay họa. Có lẽ do nghề nghiệp với tấm lòng cứu nhân độ thế, tình cảm chan chứa với đời với người nên ngoài những giờ phút hành nghề các vị trải lòng mình lên trang giấy hay qua tiếng đàn ca hát góp thêm nguồn vui sống cho đời.            

    Trở lại với Bác sĩ Nguyễn Dương. Ông cũng viết văn nhưng trong cuốn sách này không phải sáng tác thơ văn mà là viết bút ký (hay ký sự). Tôi biết ông thích viết văn khi còn học trung học, đã có bài gửi đăng báo tôi làm (nhật báo Chính Luận) . Từ thuở còn rất trẻ xem phim “Vòng quanh Thế giới trong 80 ngày” phỏng theo tác phẩm của Văn hào Jules Verne viết từ năm 1873, ông đã mơ ước sau này được đi thăm những danh lam thắng cảnh trên Thế giới. Tới tuổi trưởng thành vào đời ông đã may mắn có cơ hội và điều kiện thực hiện mơ ước này. Ông đã đặt chân tới những danh lam thắng cảnh khắp Thế giới như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hawai, Ai Cập, Hồng Kông, Tokyo, Thái Lan, Trung quốc, Lào  v v…Nơi nào ông cũng quan sát ghi nhận rồi viết thành bài. Nghĩ tới ước mơ thuở trẻ khi xem phim “80 ngày vòng quanh Thế giới” của văn hào Jules Verne, ông tập trung các bài viết lại hoàn thành tập sách “Vòng Quanh Thế Giới Trong 19 Ngày…”. Trong những bài viết ông không xưng “tôi” mà để là “N” nhưng người đọc cũng hiểu là ông. Tôi biết ông là người khiêm tốn ít muốn phô trương. (Đã có lần ông gửi tôi (qua email) vài bài viết về du lịch, tôi đọc rất thích thú muốn ông đưa đăng báo nhưng không thấy ông trả lời. Chẳng lẽ khi ông cho in cuốn sách này chỉ với mục đích ghi lại những kỷ niệm dành cho người thân. Tôi không tin như vậy) . 

     Qua cuốn “Vòng Quanh Thế Giới Trong 19 Ngày…” tôi cho đây là một tác phẩm văn chương của một nhà văn thực thụ. Câu văn giản dị lôi cuốn, đôi khi dí dỏm, dẫn dắt người đọc một cách say mê. Ngoài việc diễn tả phong cảnh, Bác sĩ Nguyễn Dương còn cho chúng ta biết rất nhiều về những sắc thái và đặc tính con người, đời sống, nghề nghiệp, các sinh hoạt công cộng, các phong tục tập quán và cả các thứ đặc sản hiếm quý, các món cao lương mỹ vị của các dân tộc và đất nước ông có dịp tham quan hay sống một thời gian dài. Tác giả thể hiện một cách sống động khiến người đọc sau khi đọc xong một bài viết có cảm tưởng như mình đã “đi và sống” những nơi này. Sau mỗi bài viết đều có những bức ảnh chụp phong cảnh. Ông có nhận xét tinh vi thu thập những sự kiện, những sự việc cá thể cũng như tập thể hiện thực lên trang giấy. Và tác giả tỏ ra rất dí dỏm sau mỗi bài viết thường có một hai chữ kết khiến người đọc mỉm cười thú vị. Chẳng hạn như khi ông đi qua một trạm kiểm soát ở Trung quốc. Nữ nhân viên kiểm soát có những hành động sỗ sàng với du khách: giật máy ảnh ông đeo nơi cổ rồi thản nhiên chụp flash thẳng vào mặt ông hai lần không có lấy một câu nói giải thích hay xin lỗi. Tác giả kết thúc bài viết bằng 3 chữ “Ôi, trois bateaux!” ( ôi, ba tầu)

     Đọc bài “Tổ tiên chúng ta là người Gô Loa” (Nos ancêtres sont des Gaulois) khiến tôi sống lại những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường hàng ngày cứ phải lải nhải cái bài hát vong quốc này. Còn nhiều nữa những sự việc, những nhân vật, những cảnh quan, những đặc trưng, nhờ cuốn du ký này tôi mới biết được nhiều điều thú vị. Tôi đắc ý nhất hai bài viết về nước Pháp và Lào.                                         

    Bác sĩ Nguyễn Dương đã dẫn dắt tôi đi du lịch một vòng quanh thế giới, nhiều nơi tôi chưa đặt chân tới hoặc có thì cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”.                                                                                                     

    Một cuốn sách tuy viết về du lịch nhưng cũng là một tập tài liệu quý báu để chúng ta hiểu biết thêm về nhân văn, địa lý, con người, phong tục tập quán của một số nước trên Thế giới. Nhất là chúng ta được đi một cuốc du lịch đầy thú vị và bổ ích làm giầu thêm kiến thức mà không tốn kém gì.

    Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ là những bông hoa làm đẹp cho đời lại thêm tài năng đức độ của một thầy thuốc thì Bông Hoa Đời càng thêm tươi thắm tỏa hương thơm ngát.                                                                            

    Cám ơn tác giả bác sĩ Nguyễn Dương.

THANH THƯƠNG HOÀNG

(San Jose, CA. 6.12.2015)   


 

                                                

OUR ESCAPE FROM VIETNAM: APRIL 1975, FROM OUR HEARTS TO OUR CHILDREN

To our dear children,
We are now in our seventies which means we are pretty well advanced in aged compared with the generations before us. We have discussed many things with you all but not all the same time. More than that, we are pretty sure that you did not remember all of our talks. Because of that, this letter is to summarize all the important thoughts that we wish to convey to you all so that you can pass our thoughts along to your own children at the appropriate time.
First, our thanks to the US: Dear children, when we escaped the communists in the search for freedom and liberty we left all of our belongings, among them the altar of our ancestors and their tombs. When we took refuge in this country we were helped by the government and the people of this country: the United States of America. Our lives are now stable and comfortable. We have to recognize and give thanks to the US, even as we seek ways to make this country better and more prosperous as a way of expressing gratitude for the to help we received.
Reasons of our escape from the communists: It is very important for you to explain to your children why we and thousands upon thousands of Vietnamese refugees left the land of their birth. It was simply that to find freedom we had to flee from communism. Because you have enjoyed all liberty since birth, it will be difficult for you to comprehend the atrocities and the lies of the communist party. It will not be easy for you to understand how our human brethren treat one another so viciously. On that, you may want to see the movie “Journey From the Fall” by director Ham Tran (2006). Communist actions were despicable but they are very good in concealing them through propaganda and cover-ups. That’s why you must impress on your children, not to sow hate but to expose the truth. We heard many times that “ Do not listen to the communists but look at their actions”. Actions reveal truth.
Our Fatherland; Even though you live busy American lives, please find time to read the history of Vietnam to understand the origin of our people, the creation of our country, the ups and downs, our moments of glory and of humiliation, the wisdom and the mistakes of our ancestors. From that you will learn many lessons. There are many pages of glory but many more of tearful sorrows. Once we were dominated, but we gloriously broke away the chains and gained freedom. Yet there were times that we annihilated a nation (the Chams) or we invaded a country (Kampuchea) and caused continuous hate and frictions.
Our actual threat of the next Century: the Chinese communists of the People Republic of China (PRC). The PRC in this century is a growing menace: they are producing toxic products “Made in China,” as Diane Sawyer, anchor of ABC-TV, warned in 2012 and as Peter Navarro has done in his book “Death by China” (2017). Another book describes the PRC’s effort at hegemony by the PRC to be completed by 2049 (The Hundred Year-Marathon: China’s Secret Strategy to Replace American Global Superpower by Michael Pillsbury published in 2015). The New Silk Road of the PRC is now being unmasked with some countries increasingly fearful about borrowing or accepting economic help from the PRC.
The followings items we concentrate on Vietnam. The Vietnam Communist Party (VNCP) is deeply indebted to the PRC due to the cost of the last Vietnam War which concluded in April 1975. The pressure is on the VNCP not only to repay those debts it but also to accept Chinese dominance like a slave to his owner. Profiting of this debt claim, the PRC has obtained special rights in the economic zones ceded by Vietnam. They sent thousands and thousands of hungry Chinese to develop these zones. Let think about it: a decade later how many children will be born by these Chinese laborers? More than that they will establish special Chinese enclaves deep in our country. And what about environment/ecology disasters: in 2016 millions of fish were found dead along the coastal provinces of Central Vietnam. The cause was the discharge of toxic products into the sea by the Chinese Formosa Industries. In the highlands, the PRC is now exploiting 2 bauxite plants which are the source of future ecological disaster to our precious fatherland. Another calamity: the PRC is now controlling the Northern borders so they can discharge unsafe products, dangerous drugs and human trafficking. Adding to this, the PRC Navy is now threatening our fishing boats, invading and occupying our islands in the Spratley and the Paracels chains that were never owned by China. Not long ago the VNCP had given some land at the northern border secretly and sold our ocean rights to the PRC. Last year vigorous protests erupted when the VNCP enacted the laws giving China lending rights to the special economic zones. More than that the VNCP passed the Security Clause Act on June 12, 2018 to silence the Vietnamese people effectively closing the freedom of the press. These above actions have been exposed: the PRC not only is a big threat to Vietnam but also to the World. And, of course, the Vietnamese people will suffer.
Recent history of Vietnam: Our country had been under the French colonialism since the 19th Century. World War II started in 1939 and Japan abolished the French colony on March 9, 1945. The last Vietnamese Emperor Bao Dai rescinded the Protectorate Treaty with France and asked Prime Minister Tran Trong Kim to form the 1st independent government. The Axis countries: Germany, Italy and Japan lost the war to the Allies: Britain, USA, France, USSR and China. On August 19, 1945, a small group of communists usurped the government of Prime Minister Tran Trong Kim and proclaimed a Vietnam Socialist Republic. Not long after, the French returned and the whole country of Vietnam resisted. When the Vietnamese nationalists discovered the perfidy of the Vietnamese communists, they returned to form a nationalist government with the French. After the defeat of Dien Bien Phu, the Geneva Convention divided the country on July 20, 1954 into 2 countries: the North under the VNCP (Democratic Republic of Vietnam) supported by communist countries and the South which became the Republic of Vietnam and was supported by the US and the Free World. Soon the North sought to unify Vietnam by infiltrating soldiers and creating the National Front for Liberation of South Vietnam. The Republic of Vietnam asked for support to stop the spreading of the communists. When the infiltration by the communists became unbearable the US started sending troops in 1960 to stop the invasion. The fighting intensified.
In 1972, when the USSR and China were in no longer friends, President Nixon traveled to China to sign the Shanghai Communiqué. At that time the US no longer needed an outpost against the communists and decided to abandon South Vietnam. (The book “When the Allies Ran Away” by Dr. Nguyen Tien Hung describes the horrific truth on the US withdrawal). According to the Paris Peace Treaty of 1973, the US withdrew all combat troops from Vietnam but let the VNCP troops stay. The VNCP continued to attack the South with the full support of other communist countries. The Republic of Vietnam in the South, willing to fight but lacking arms, munitions, and petrol, were unable to stop the communist onslaught. Finally on April 20, 1975, Saigon, the capital of the Republic of Vietnam capitulated. The escape from Vietnam to seek freedom began and we became part of it!
Reflections on History and News: In our time there is a cornucopia of information. Authors write on Vietnam and films depict the Vietnam War, but often the content is far from truthful. At best it is partially true, like 5 blind persons trying to describe an elephant: one touches the trump, one the ear, one the foot, one the tail and one on the abdomen. No one “sees” the whole elephant. Some even bend the truth to serve their own obscure motives. Some even “invent” stories to denigrate others. Worse, above all, is when the victors rewrite history to serve their own purposes. (Alex Haley wrote in “Roots”: At the end, the victors are writing history).
Because of that, we ask you all to be very careful: Use common sense when you read documents, books, or view films on Vietnam during the 20th and 21st Century, even from Western sources. From our point of view the Vietnam War of 1954-1975 between the North and the South Vietnam was a civil war created by politicians from 2 blocs: the communist bloc and the Free World, with both sides providing weapons to bleed the Vietnamese people. For the South the cause was defending their freedom, but for the North it was communist ideology employed under the pretext of liberating the South from the US and reunifying all of Vietnam. The victors were arrogant and committed atrocities while the losers were humiliated. Since we cannot change these feelings, true peace and reconciliation are impossible. Millions have died, despite a reunified Vietnam and there are still deep resentments in the Vietnamese populace.
On Visiting Vietnam: Yes, we returned to Vietnam, like many others. Due to our advanced ages and health, we do not like to visit Vietnam anymore. There are many people who return to Vietnam, each one has their own reason, goal or a particular desire. Returning to take care of aging and feeble parents/families, to visit dear friends, to take care of our ancestral tombs, to train students in special needy fields, to visit our natal place: All of these are worthy motives. To return to help victims of environment disasters like flood or to help the poor, the sick without looking for gain or publicity is also acceptable. But to return to enjoy cheap tourism, for self-promotion, or to seek remuneration is despicable.
In the future, if the current government allows some genuine freedom, you should take your children to visit their fatherland. Of course, they may well be indifferent since they have no direct memories of Vietnam. We ourselves all have memories of our ancestral land whereas they do not so they have no emotional connection. But perhaps you will be able to guide them toward loving their country of origin, and the people of Vietnam. Help them take a view different from that of an ordinary tourist. Regarding the hope of finding work and earning a living in Vietnam, we think that is far-fetched.
Current situation in Vietnam: Some say that Vietnam nowadays is better than before. The majority of Vietnamese now eat rice not the barley mixed with rice like during the first few years after the Vietnam War. Today there are plenty of cars and motorbikes on the streets rather than bicycles. After more than 40 years of peace, there ought to be some progress. But to compare this progress with Vietnam’s neighboring countries it is shameful (even Kampuchea has an opposition party!). To know the truth in Vietnam behind the high-rise, luxurious cars, five-star hotels, modern golf courses it is necessary to dig into local news. There you discover deficiencies, decadences especially in education (e.g. drugs, hooliganism), the eruption of Red Capitalism, national corruption, social vices, child sexual abuse/trafficking and waste in natural resources. We have to find the truth and not behind the cover up/make up.
On Politics: not only overseas Vietnamese are demanding true democracy, abolition of the one party system, and the creation of a multi-party government. There are also progressive members of the VNCP who demand the same reforms, but they are muted by the current oppressive regime. To stand for reform, to fight despotism, to oppose an autocratic corrupted communist regime is not to fight against Vietnam but to keep alive hopes for a better future for a free and developed Vietnam.
If somebody thinks that communism now has changed a little bit, especially after the collapse of the Eastern Europe Economic Bloc, one should know it is due to the revolt of the people of these countries and outside international pressure. For that reason the VNCP also has “changed” (doi moi) by freeing the economic policies (but still keeping the communist doctrine). Although we are not political activists, we need to support all movements in bringing real democracy and liberty to Vietnam.
On Family: now regarding our own families. We are from the previous generation, we raise our children following the norms of our time, much as we ourselves were educated by our parents’ norms. Sometime, you think that we are too rigid but it was like that during our time. We hope that you will forgive us when we unintentionally have offended you. Please remember that we did not indulge ourselves in vices, we did not spend extravagantly, we always spend within our means, and we worked and saved so you all could have a good education under a safe and protective roof.
Because all of our belongings had been lost or confiscated by the communists, our lives were difficult when we first arrived in this country. We worked hard and we know you too had to work as summer jobs besides being studious, but so far so good. You are always not satisfied thinking that you are smart and capable. Intelligence and skills are important, but also we all depend on luck and opportunities, following the “doing good philosophy” of previous generations. You need to stay honest, live “right” to maintain the “correct path.” If we sow good deeds we will be rewarded accordingly. That is the natural cycle and it is always right!
In our own family, our advice is you have to respect your partner. We cannot avoid conflict, but we can always manage it peacefully (2 porcupines despite their menacing needles can live together harmoniously). Anger is a short folly, try to avoid it (we know it is easier said than done).
For your children, obviously you have to love them but do not spoil them. You need to check on them and to know their friends: now it is easy for children to be influenced by the media (TV, game, chat) and bad company, they need to be restricted. But safe sports need to be encouraged. Your personal lives should be balanced physically and spiritually.
On everyday life, we need to save and protect our environment because natural resources are not infinite. Always think about future generations. Don’t waste even an unnecessary napkin. Once in awhile show your children photos of the poor living conditions in underdeveloped countries in the world.
When there is sibling interaction, show each other understanding and solidarity. If you fight stubbornly with each other, it will cause pain and suffering for us.
In America today, we have only limited time to take care of our own family so obviously we do not havetime for our “big family” even in our subconscious mind we like to have that time, so try to understand and promote family solidarity. With the in-laws, try to maintain good relations.
Vietnamese language in a foreign country: something to discuss. You are the children of this country with all the rights and duties of a citizen hence you need first to be fluent in English so you can assimilate in your country of adoption. Studying Vietnamese language to keep your heritage is applauded but do not blindly enforce your children to study a second language: they can be overwhelmed! And they do need music and sports too! So try to educate them according to their capabilities and skills so they can balance their lives and live harmoniously in their adopted culture. On American culture: America is above all a consumer society! It is easy to be attracted by the ingeniously crafted ads that urge you to buy more and more. Even our banks and insurance companies try to sell us, hook us in their products. You need to buy only the things you need, period! For houses and cars, safety features are the first criteria to buy, not because your friend has nicer car or spacious home. Avoid sinking into debts that you cannot manage. Relax! We are not talking about philosophy; our actual societal condition is now in a declining mode in morale and in spirituality: everything now is towards materialism, egotism, me-too and not in the pursuit of inner happiness. Be less selfish, think about our countryman, and share with your friends.
For us: Getting old will bring illnesses, sickness will bring death. That is natural. On that date, prepare for us a simple but dignified burial ceremony. If you inter us and later on you move, you will feel uncomfortable because you cannot care of our tombs anymore. We chose cremation because this method is more efficacious, not using precious land for future generations. You can scatter our ashes into the mountains, ocean or river. Dust return to dust, it is perfect! Instead of expensive burial festivities, contribute wisely to common charities. Don’t be afraid of ridicule gossips, people will understand. One last note, in an unfortunate case that we are in a vegetative coma, be courageous and pull out the tubes: don’t prolong unnecessary life, it will make people suffer!
The altar: in present-day America, it is difficult to maintain an altar in a house. To remember our ancestors, display their photos in a respectful place. On the date of the death anniversary, a simple ceremony with few flowers, few fruits, and a candle will suffice. Your truthful remembrance is more precious than everything else. For the Vietnamese culture, commemoration of death anniversaries is more important than other anniversary dates. If you all can get together on that date it is a plus, more appreciated because family bonds with be refreshed and stronger.
We hope that you all have read carefully this letter. We ask that you reflect on it deeply and heed our advice.
Big hugs and kisses.
Lastly, we thank our children for always caring us for many years making our lives so fulfilled and happy.
Duong Nguyen
October 2019

MỘT THÁNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA MỘT CHỈ HUY TRƯỞNG ĐƠN VỊ MỸ

(Ký ức thời điểm giữa năm 1995 khi phục vụ tại Fort Ord, Monterey, CA)

 

“Nhật lệnh nhậm chức chỉ huy trưởng chiếu theo điều lệ Lục quân số…. ký ngày…. sĩ quan ký tên dưới đây nhậm chức chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân Y Tiểu bang California” được đọc dõng dạc trên máy phóng thanh bởi Đại úy B…. sĩ quan hành chánh Quân y trước một số đông quan khách và một Trung đội lính Quân Y đang đứng dàn chào.

 

Cờ của khắp 50 tiểu bang Hoa kỳ bay phất phới đằng sau toán lính đang đứng nghiêm chỉnh dàn chào buổi lễ. Đứng tách riêng ra là một nhóm lính danh dự cầm cờ Mỹ quốc, ba cờ Hải Lục Không quân và hai lính cầm súng danh dự đại diện cho Hoa kỳ và Quân lực Hoa kỳ.

 

Sau khi bản quốc ca chấm dứt và cuộc điểm binh lần chót của vị cựu chỉ huy trưởng, N. nhận cờ chỉ huy do Tướng hai sao P. trao cho với lời căn dặn là hãy lo cho đơn vị hoàn thành được nhiệm vụ tốt đẹp. Sau đó N. trao cờ lại cho Thượng sĩ Thường vụ S. cùng với lời căn dặn là lo cho binh lính dưới quyền được chu đáo. Cờ đơn vị theo truyền thống quân đội khắp thế giới là tượng trưng cho đơn vị và là chỗ tập trung của đơn vị và phải được bảo vệ cho tới tận cùng. N. nhớ mãi, là khi vị cựu chỉ huy trưởng cầm cờ đơn vị trao trả cho Tướng P. thì N cảm thấy muốn bị hắt sì hơi nhảy mũi vì chắc là bị nhiễm ứng, nhưng N. cố ngăn chặn mũi vì đang đúng lúc nghiêm chỉnh lễ nghi nên mặt mày nhấp nháy méo (bị ghi trên video thấy mà tức cười!).

 

Nhận trao cờ xong, N. trở về chỗ đứng danh dự và nhận lời chào nghiêm phắc tùy phục nhận lệnh của toán lính dàn chào dưới quyền Trung tá E. Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy.

 

Lần lượt các diễn văn của Tướng P., của vị cựu Chỉ huy Trưởng được đọc lên qua máy phóng thanh. Cũng theo phong tục truyền thống Quân đội Hoa kỳ hai bó hoa hồng được đem ra tặng cho hai vị phu nhân cựu và tân Chỉ huy Trưởng.

 

Trời xanh màu thiên thanh với không một bóng mây nào cả của California nhưng không nóng nực như thời tiết của Washington, D.C. mà lại mát vì có gió biển thổi nhè nhẹ. N. ngắm hàng cờ danh dự cùng với toán quân dàn chào rồi đưa mắt liếc nhìn đám quan khách trong khán đài mà cảm thấy một dòng máu ấm áp hãnh diện cho người Việt tràn lên lồng ngực.

 

Tới lượt N. đọc diễn văn, đứng trước máy phóng thanh, N. từ từ đọc lời chào mừng và cảm ơn các tướng tá và quan khách đã tới dự theo đúng hệ thống cấp bực. Sau đó N. cám ơn đám lính dàn chào và đám lính cầm cờ danh dự. N. không quên khen tặng vị cựu chỉ huy trưởng và chúc mọi sự tốt đẹp trong chức vụ mới. N. rất nhớ lời căn dặn của các vị chỉ huy cũ khi N. làm Y sĩ Trưởng Sư Đoàn Thiết giáp Hoa kỳ bên Tây Đức là bài diễn văn nhậm chức càng ngắn càng tốt. Trước khi chấm dứt, N. mời tất cả các quan khách vào phòng tiếp tân ăn tiệc trà giải lao.

 

Sau đó N. và vợ cùng H., con gái đầu lòng vội đi vào phòng tiếp tân và đứng bắt tay nhận lời chúc khen tặng của các quan khách đang lục đục bước vào phòng. Ngoài các đồ ăn tiệc trà linh tinh còn có một bánh ngọt lớn có cờ Hoa kỳ và lời chúc tụng cho N. được đặt giữa căn phòng. Máy chụp hình lia lịa phát flash choé lên khi N. cầm dao cắt miếng bánh danh dự đầu tiên. Cắt xong N. trở ra tiếp đón quan khách trở lại.

 

Một lúc sau, N. tháp tùng tiễn đưa Tướng P. ra phi trường trở về đơn vị. Tướng P. là Chỉ huy Trưởng Tổng Y Viện Madigan ở tiểu bang Washington. N. quên cảm thấy đói vì không có thì giờ ăn gì cả. Sau đó N. ra lệnh cho đơn vị được nghỉ nửa ngày hôm đó. Đêm đó tuy rằng mệt vì bị stressed out và chất adrenaline lên xuống dồn dập nên N. không tài nào ngủ được.

 

  1. nhớ lại được biết được chọn làm chỉ huy đơn vị này từ ba tháng trước. Sau khi từ giã đơn vị cũ ở Fort Belvoir, Virginia, N. lo thu xếp đồ đạc di chuyển từ Đông sang Tây (từ bờ biển Đại Tây Dương sang tới Thái Bình Dương). Nhà binh Mỹ đảm nhậm chở hết các đồ đạc trong nhà số lượng nặng nhẹ tùy theo cấp bậc. Vì là dân Mỹ mới tò te trên đất Mỹ, nên đồ đạc N. không nặng lắm. Chả bù với sĩ quan Mỹ khi lên tới cấp Đại tá họ thu trữ mua sắm đồ đạc rất nhiều, nhất là khi họ đóng ở ngoại quốc, họ mua đồ đạc bản xứ to nặng như tủ kệ Đại hàn, Nhật bản, đồng hồ grand-father clock bên Đức hay bàn ghế gỗ teck, đó là chưa kể họ mua bát đĩa Wedgwood đắt tiền và đồ sộ. Có nhiều khi họ lợi dụng mua cả nhiều thùng rượu Âu châu mà không phải đóng thuế nhập cảng.

 

  1. chọn con đường đi làm chỉ huy thay vì làm y sĩ chữa bệnh ở một nhà thương tuy rằng lương không khác nhau và không phải mặc BDU (Battle Dress Uniform) (dễ lè phè hơn) nhưng vì nhận xét là muốn lên lon trong Quân đội Hoa kỳ thì phải sẵn sàng đi nhận chức nào đang trống cần người chỉ huy (chịu khó đi thuyên chuyển), thích được phấn đấu với những thử thách mới.

 

Trước khi đi N. cũng không quên hỏi ý kiến kinh nghiệm của các vị chỉ huy trưởng khác. Bài diễn văn được sửa soạn thêm cắt cho đúng thủ tục. N. cũng tập dượt nói đi nói lại cho quen và cảm thấy hài lòng khi đi đứng trước máy phóng thanh N. không cần phải đọc từng giòng chữ một như vị cựu chỉ huy trưởng đọc mà chỉ cần liếc qua ý chính để còn có thì giờ ngó khắp đám đông quan khách và toán lính dàn chào (một bài học trong lớp huấn luyện Toastmasters International).

 

  1. lái xe cùng vợ xuyên qua lục địa mất mười ngày. Đúng ra thì sự vụ lệnh cho phép đi bảy ngày được trả per diem mỗi ngày tiền ăn và tiền khách sạn, nhưng N. lấy thêm ba ngày nghỉ phép để có dịp ghé thăm vài bạn bè cũ từ tiểu bang Ohio, Kansas, Oklahoma cho tới Texas, New Mexico và California. N. không quên dừng chân ở Las Vegas, Nevada vài ngày mà hưởng thú vui hào nhoáng tráng lệ và giầu sang giả tạo của các khách sạn lớn như MGM, Luxor và Caesar’s Palace được mọc lên như nấm ở giữa sa mạc nóng cháy Nevada.

 

Tới đơn vị một tuần trước ngày bàn giao, N. bắt đầu được nếm sự lễ nghi kính trọng của các vị chỉ huy trưởng. Một xe hơi mới được dành riêng cho N. xử dụng với một hạ sĩ tài xế quân phục chỉnh tề sẵn sàng hấp tấp chạy ra mở cửa xe và đứng chào tay khi N. bước tới hay ra khỏi xe. N. quen ngồi đằng trước lái xe nên lúc đầu cảm thấy ngượng ngạo lúng túng khi được mời vào ngồi ghế đằng sau xe bên phải!

 

Một và hai ngày trước lễ bàn giao, lính đơn vị N. gồm cả y tá lẫn bác sĩ phải tập đi tập lại lễ nghi bàn giao. N. vì bận phải lo đọc các văn kiện giấy tờ đơn vị mới lẫn nghe lời điều trình dồn dập của các trưởng ban trong đơn vị nên không có thì giờ tập dượt mấy. Chính ra phần của N. trong buổi lễ bàn giao cũng chả có gì khó khăn ngoài vụ đọc diễn văn nên N. cũng chả phải lo gì lắm. N. cũng được dẫn đi thăm xem căn cứ Bộ Chỉ Huy của N. Ở ngoài hành lang của văn phòng chỉ huy trưởng có một dãy hình từ Tổng Thống cho tới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Lục Quân rồi tới Đại tướng Tham mưu trưởng Lục Quân rồi tới Y sĩ trưởng Lục Quân, Y sĩ trưởng Tổng Y viện Madigan rồi cuối cùng tới vị Y sĩ Chỉ huy Trưởng tiền nhiệm của N. Cái đó để nhắc nhở các binh sĩ và nhân viên dân chính hệ thống quân giai cho đơn vị của N. (N. cũng phải có sẵn sàng một tấm hình để thay thế sau khi nhậm chức).

 

Ngày bàn giao nhằm ngày thứ sáu nên N. có hai ngày cuối tuần sửa soạn nhiệm vụ chỉ huy bằng cách đọc sơ qua các văn kiện hiện tại của đơn vị. Nhiệm vụ của đơn vị N. là phục vụ quân y cho binh lính và gia đình của các đơn vị lục quân trú đóng ở Bắc California và tiểu bang Nevada. Ngoài ra cũng phải giúp y tế cho các quân nhân hưu trí của vùng đó. Hơn nữa N. còn phải yểm trợ y khoa cho Trường Hậu Đại Học Hải quân (Naval Post Graduate School) nơi mà các Đại tá Hải quân tới trau dồi kiến thức thêm trước khi lên cấp Tướng, lẫn Trường Sinh Ngữ Quân đội cho các Hạ sĩ quan (và sĩ quan) thông dịch viên (nơi mà ngày xưa phần đông binh lính Hoa kỳ phải qua một khóa học cấp tốc trước khi sang Việt nam).

 

Trường Hậu Đại Học Hải quân, ngoài vụ giáo dục chuyên môn như chiến thuật tầu ngầm, nguyên tử hay điều động Hạm đội cho sĩ quan Hải quân, họ giảng dậy không những cho US Navy nhưng họ cũng mở cửa cho các sĩ quan cao cấp của các nước đồng minh với Hoa kỳ. Đó cũng là dịp các vị Đề đốc tương lai Hoa kỳ kết nối ngoại giao với các sĩ quan cao cấp của các nước khác. Viết tới đây N. chạnh nghĩ tới Trường Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp (CGSC) ở Fort Leavenworth, Kansas, mà N. được đi thụ huấn lúc trước ở đó (Class of 1988-1989 Vice President). Lúc đó lần đầu tiên trường cho các sỉ quan cấp tá của Trung cộng (TC) tới dự. Khi thấy tụi nó lên thư viện tra cứu những sự kiện tối mật (Top Secret) của Hoa kỳ, N. cảm thấy không vui, N. có báo với huấn luyện viên của trường nhưng họ chỉ nhún vai cho là phải cần ngoại giao với TC. Lại hơn nữa, trường có treo chân dung to lớn của các sĩ quan đồng minh của trường mà sau đó trở thành nguyên thủ của các quốc gia đó như hình củaTổng thống Zia-ul-Haq (cựu Đại tướng Hồi quốc) nhưng N. không thấy hình của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu (cũng có đi học ở CGSC). N. đưa thắc mắc lên hệ thống trên có thẩm quyền của trường nhưng họ trả lời vì một lý do nào đó họ không thể treo hình TT Thiệu. Thương thay cho những nước nhược tiểu!

 

Sáng thứ hai là họp tham mưu đầu tiên, khi N. bước vào phòng họp tất cả các trưởng ban đứng dậy nghiêm phắc. N. phải nói “At ease! Take your seat” rồi N. bước vào ngồi ghế chỉ huy đầu bàn và cuộc họp bắt đầu. Chả bù với khi xưa khi N. còn làm trong ban tham mưu, N. phải tới trước và lo lắng phải trình bày gì đây và đề phòng bị truy hỏi.

 

Sau đó N. đòi hỏi mỗi trưởng ban phải gập riêng N. để trình bày những công tác họ đang làm cùng miêu tả công việc họ phải làm (job description). Nhân dịp đó N. có cơ hội hỏi riêng các khó khăn cá nhân hay ước mong riêng của từng người một. Theo kinh nghiệm cá nhân và xem xét hành động của các vị chỉ huy cũ, vì đơn vị nào bên Mỹ cũng có nhiều quân nhân da đen (hơn với sỉ số da màu bên ngoài dân chính) nên dù bề ngoài là tất cả đều đồng đẳng không có chia rẽ da mầu nhưng bên trong cũng có sự ngấm ngầm discrimination hay reverse discrimination nên N. chọn một Thượng sĩ da đen làm Thượng sĩ Thường vụ cho dễ làm việc.

 

Vì là Chỉ huy Trưởng nên N. phải làm gương nên ngay thứ sáu cuối tuần đầu N. ra lệnh cả đơn vị chạy PT (Physical Training). N. phải chạy hàng đầu cùng với một tên lính cầm cờ đơn vị và chạy theo nhịp hát bài quân ca (N. không biết hát bản đó nhưng nhờ các binh lính đã quen tập dượt học nhạc chạy khi ở trong trường huấn nhục hét to lớn nên N. không thấy quê). Nghĩ lại bây giờ sao mà N. làm được như vậy vì N. lúc đó tuổi đã hơn năm bó rồi làm sao mà chạy nhanh hơn và dẫn đầu các lính đã trẻ mà lại cao lớn hơn N. nhiều. Có lẽ vì là chạy đầu đàn nên N. chạy chậm thì cả đại đội chạy chậm theo. Chỉ huy trưởng mà!

 

Về sau ngẫm nghĩ lại N. mỉm cười khi được báo cáo là có một anh chàng trưởng ban từ trước tới nay có tiếng là hay né tránh họp tham mưu lấy cớ là ở Oakland xa bộ chỉ huy độ hai tiếng đồng hồ lái xe. N. khi đi thăm bệnh xá Oakland thì gập hắn ta. N. muốn hắn xuống trình diện và điều trình bệnh xá Oakland cho N. Thế là vài ngày sau hắn ta diện cà-la-hoắt (cravate) chỉnh tề (vì hắn là nhân viên dân chính) xuống gập N. Chả bù khi gập hắn ở Oakland hắn ăn mặc rất xuềnh xoàng hơi xốc xếch. Lệnh của một chỉ huy trưởng có khác!

 

Hai hay ba tuần sau đó, sau khi nghe nhân viên dưới quyền báo cáo và đi thăm các đơn vị mà N. có bổn phận trợ giúp, N. đúc kết lại tất cả các lệnh đòi hỏi của thượng cấp, nhu cầu của các đơn vị mà N. phãi trợ giúp và khả năng của đơn vị N.. N. phải nghiền ngẫm đi nghiền ngẫm lại (digest) và sau vài đêm/ngày suy nghĩ N. định một hướng đi (vision) cho đơn vị của N.. Rồi sau đó khi họp mặt lại với các trưởng ban xem xét và sửa đổi hướng đi đó để rồi cho trở thành nhiệm vụ (mission) của đơn vị N.. Các trưởng ban nghiên cứu nhiệm vụ đó để đặt các mục tiêu (tasks) phải thực hiện trong khoảng thời gian tùy theo trường hợp và kiếm cách để theo dõi (monitor) phát triển để hoàn thành nhiệm vụ.

 

Vì chính phủ Hoa kỳ giảm quân số cắt ngân khoản (như hiện nay) nên hai nhà thương Lục quân lớn là Tổng Y Viện Letterman ở San Francisco và nhà thương Silas B. Hays ở Fort Ord của vùng N. đảm trách phải đóng cửa. Nhưng vì vẫn còn nhiều đơn vị Lục quân nhỏ đóng rải rác ở Bắc Tiểu bang California nên cần nhiều bệnh xá và chẩn y viện để lo cho sức khoẻ binh lính và gia đình. Các chẩn y viện đó không thể chữa trị được bệnh nhân cần nằm ở nhà thương nên đơn vị của N. phải lo thương lượng và ký hợp đồng với các nhà thương dân chính và các bác sĩ điều trị chuyên môn trong vùng để bao thầu chữa trị cho binh lính. Ngoài ra cũng phải lo ký hợp đồng chữa trị cho gia đình binh lính lẫn gia đình chiến sĩ hưu trí đang trú ngụ trong vùng.

 

Cái khó là vì vùng Monterey là chỗ du lịch của những người giàu sang tới nghỉ mát, hưởng trăng mật hay đánh golf nên các bác sĩ và nhà thương dân sự không thèm dự đấu thầu ký hợp đồng với giá giảm với nhà binh Mỹ (lúc đó gọi là Champus nay đổi thành là Tricare) vì Champus trả giá thấp chỉ khá hơn một chút so với Medicaid/Medicare. Thành ra nhân viên củaN. phải thuyết phục họ như kêu gọi lòng ái quốc phục vụ giúp các binh lính Mỹ đang hy sinh để bảo vệ cho họ.

 

Cái buồn cười là khi N. tình nguyện vào nhà binh Mỹ, N. nhiều lần muốn thuyên chuyển về Tổng Y Viện Letterman (vì là ở tiểu bang nắng ấm California) nhưng không được mà nay N. lại là người ra lệnh đóng cửa khoá lại nhà thương Letterman, đóng cửa một trang lịch sử của Quân Y Hoa kỳ (Tổng Y Viện Letterman là nơi phần đông các binh lính Hoa kỳ bị thương ở Vietnam được chuyển tới mà chữa trị).

 

Khi đi thăm viếng các chẩn y viện, N. cũng có dịp đi thăm các đơn vị lục quân mà chẩn y viện của N. có nhiệm vụ lo sức khoẻ cho họ. Có chỗ là Trung tâm huấn luyện, chỗ khác là kho đạn dược vũ khí ….. Khi đi thăm các đơn vị đó N. được mời vào dự thuyết trình do các đơn vị trưởng không phải là quân y thuyết trình. Vì cấp bậc của N. thâm niên hơn các đơn vị trưởng đó nên N. được đón tiếp theo đúng lễ nghi quân cách. Có một chỗ N. tới thì được biết là đơn vị trưởng đó có phục vụ tác chiến ở Việt nam ngày xưa, có lẽ rất quan trọng mà nay phải ra mở cửa đón tiếp N. và thuyết trình riêng cho N.. N. cũng được dẫn đi thăm chỗ chứa bom đạn, chỗ dùng để phá hủy các đạn dược lỗi thời hay bị hư hỏng phải phế thải và cũng là lần đầu tiên N. trông thấy bom cluster và bom bi là như thế nào. Ở một chỗ khác thì vị chỉ huy chẩn y viện là nhân viên dân chính của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông ta ngày xưa đã phục vụ ở Việt nam với cấp bậc Đại tá Quân y và thường tiếp xúc với các nhân viên cao cấp của Bộ Y tế và Quân y của chính quyền Việt nam thời đó.

 

Tổng cộng ra có sáu chẩn y viện dưới quyền của N., các chẩn y viện đó phải báo cáo cho N. nhưng ngược lại N. cũng phải báo cáo điều trình lên cấp trên của N. là Tướng hai sao P. qua buổi họp mỗi tuần bằng điện thoại họp viễn liên (teleconference) lúc đó là kỹ thuật mới mẻ nhất còn bị nhiều trục trặc (bugs).

 

Các chẩn y viện đó ở rải rác khắp phiá Bắc tiểu bang California, từ Herlong (Sierra), San Francisco, Oakland tới Los Angeles. Có một chẩn y viện ở Nevada gần Reno nên phải di chuyển bằng máy bay. Thành ra sau khi đi thanh tra thì cũng có dịp viếng thăm Reno là chỗ cờ bạc ăn chơi thứ hai của tiểu bang Nevada (sau Las Vegas). Thường thì viếng thăm thanh tra ban ngày, buổi tối thì trở về khách sạn ở Reno và có dịp đi ăn cơm buffet all you can eat ở trong các khách sạn danh tiếng, ăn được ngon mà lại rất rẻ vì chắc được tiếp trợ thêm bằng tiền của các du khách nộp vào sòng bài.  

 

Xen kẽ vào những buổi thuyết trình của các trưởng ban và các cuộc thăm viếng, N. cũng phải khổ sở vì phải đọc hàng đống văn kiện mới lạ của đơn vị và tìm hiểu thêm về “managed care” để áp dụng trong vùng của N.. N. cũng phải áp dụng các điều học hỏi tại trường Chỉ huy và Tham mưu cao cấp ngày xưa tại Fort Leavenworth, Kansas, nào là cách chỉ huy cứng ngắc nghiêm khắc của nhà binh cho tới cách ngoại giao mềm mỏng của dân chính tùy theo trường hợp.

 

Vì là chỉ huy trưởng nên N. có quyền ban thưởng một vài loại huy chương. Thế là có lẽ sẽ có nhiều sắc lệnh ban khen huy chương có chữ ký của người Việt nam được treo lên tường trong phòng làm việc của các nhân viên dưới quyền N..

 

Cũng có lúc N. được mời đi dự lễ bàn giao của các đơn vị trưởng khác trong vùng N. đóng. Trong một buổi lễ bàn giao của một vị Tướng Hải quân N. làm quen được với một Tướng hai sao của Quân lực Thụy sĩ tới Monterey học ở trường Cao học Hải quân. N. tình cờ khám phá ra Tướng Thụy sĩ này có quen với một Đại tá Thụy sĩ là bạn của N. khi N. học ở Trường Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp. Đúng là quả đất tròn thật! Vị Tướng này có mời N. tới nhà ông ta ăn cơm tối, N. lại được một dịp nói tiếng Pháp với ông ta thành ra ông ta và bà xã ông ta thích lắm.

 

Ngẫm nghĩ lại lúc ban đầu nhậm chức chỉ huy trưởng trong lòng bụng đánh lô tô lo lắng làm sao một Mít mà chỉ huy một đơn vị Mẽo nhưng rồi ngày này ngày nọ qua nhanh chóng chả mấy lúc đã được một tháng rồi! Hên là chưa bị loét bao tử vì phải đương đầu với lo lắng stress hàng ngày. Biết một ngày nào đó sẽ hoàn tất hoàn hảo nhiệm vụ hiện tại và chấp nhận một mục tiêu cao hơn đây? Bây giờ trời đã tối rồi, tháng tám ở California, mùa hè nhưng gió biển thổi nhè nhè man mát, N. ngó lên trời: một vài vì sao đang lấp lánh.

 

                                    Duong Nguyen, MD

                                   

                                    Y sĩ Đại uý QLVNCH

                                Cựu Y sĩ Đại tá Quân Đội Hoa Kỳ (1992)

                                Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ tham dự Chiến Tranh Vùng Vịnh (Desert Storm)


 

   Tình bạn bốn mươi năm sau

 “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” (Cung oán ngâm khúc)

Trước hết định nghĩa chữ bạn rất rộng, bạn một đằng có thể là một người rất thân thiết, có liên hệ hai chiều cùng một sở thích thân mật như bạn đời, bạn cố tri, bạn tri kỷ. Ngược lại hay đằng khác bạn là một người bằng hữu như bạn trong sở làm, bạn học, bạn đồng hành, bạn đồng đội, bạn văn nghệ v.v… Có một loại bạn khác tuy gọi là bạn nhưng là bạn giai đoạn, bạn chính trị, chiến thuật, chiến lược, bề ngoài thì cười đùa rất thân thiện nhưng trong bụng thì dấu gươm dao gầm ghì nhau có thể thanh toán lẫn nhau khi không còn lợi lộc, hay hẹp hơn là bạn cờ bạc cùng trong một sòng bài như xì phé sát phạt lẫn nhau. Còn một loại bạn khác là khi giàu sang có chức tước thì có thiếu gì kẻ tự nhận là bạn hay ngược lại khi khốn khổ thì bạn bè trốn mất như trong câu latin:

                                                      “Donec eris felix, multos numerabis amicos”

 Nhớ thuở nào khi mới mất nước, người Việt ta khi gặp nhau trên đất Mỹ xa lạ này thì rất lấy làm vui mừng. Tuy chỉ là bạn cùng học chung một trường biết nhau sơ qua gặp lại được là rất sung sướng, tíu tít gợi chuyện ngày xưa hay chuyện trốn thoát khỏi Việt nam mà hàn huyên. Còn thân biết hơn một tí là mời tới nhà, vồn vã mời ăn uống lẫn mời ngủ lại. Nhà xập xệ không sao, thiếu chỗ ngủ không thành vấn đề, bao bố ngủ giải quyết dễ dàng, ăn uống vài con tôm, bát phở hay vài ngọn rau chia nhau bát cơm ăn rất là đầm ấm thắm thiết, dùng đĩa bát ly bằng plastic cũng xuề xòa vui vẻ.

 Nhiều khi lái xe tới một tỉnh hay tiểu bang khác, ghé lại không biết đường lối thì mở quyển điện thoại kiếm các tên có họ Nguyễn, Lê, Trần, Phạm v.v… là thường được chỉ tới chỗ nào có bán phở, cơm Việt nam hay chợ Á đông, người Việt lúc đó rất dễ dàng thật tình chỉ bảo lẫn nhau.

Hơn bốn mươi năm sau, vạn vật thay đổi thì tình bạn cũng thay đổi. Lái xe tới một tỉnh là trước hết là bạn quen phần đông giấu số điện thoại, còn người lạ thì rất dè dặt không muốn chỉ điểm lại hỏi tại sao gọi họ. Nếu còn liên lạc được bạn hơi thân ngày trước thì khác với lúc trước rất vồn vã mời gặp nhau, nay thì trở mặt khi gọi qua điện thoại thì có vẻ lơ là tuy rằng trong thâm tâm người bạn ghé thăm là quý bạn bè nên mới hỏi han thăm viếng chứ cũng chả cần như muốn xin ăn hay xin ở. Đó là chưa kể bây giờ với cell phone (điện thoại di động, không còn kiosk điện thoại với quyển điện thoại dày cộm) lại càng khó khăn hơn vì thiếu gì cách không muốn gập mặt như không trả lời điện thoại vì cho là số điện thoai lạ hay là không đem theo điện thoại hay điện thoại hết pin hay điện thoại hư hay không có WiFi v. v. v. Cũng có thể lúc người bạn viếng thăm đó cũng không đủ thời giờ tới viếng thăm bạn vì họ còn phải đi xem thắng cảnh hay gặp gỡ gia đình.

Có ông bạn kể lại là cùng bạn thân ngày xưa mà khi gọi điện thoại báo tin là sẽ tới thăm thì ông ta bèn giới thiệu khách sạn gần nhà ông ta. Có thể là ông ta rất bận, không thể tiếp đón cả ngày được hay cũng có thể ông ta cho là nhà ông ta không xứng (hay quá xứng) mà tiếp đón bạn cũ. Hay biết đâu trong gia đình người bạn đó có lủng củng trong nhà? Ngược lại ông bạn viếng thăm cũng có thể ngại ở nhà bạn vì sợ làm xáo động đời sống hằng ngày của ông bạn, thành ra khi tới thăm mà ngại muốn nối tiếp lại tình bạn cũ, bị đặt vào một trường hợp khó xử, không gọi điện thoại báo thăm thì bị trách móc, còn gọi lại bảo thì e ngại bị phiền nhiễu.

Dần dần loại bạn đó xa dần dần và phai nhạt.

                                                               “Loin des yeux, loin du coeur” (Xa Mặt Cách Lòng)

Thời gian cũng làm thay đổi tình bạn như lúc trẻ có cùng sở thích với nhau lúc đi học, lúc đi chơi, đi ăn nhậu, đi đá banh, đi tán gái v.v… Nghĩ tới đây không hiểu các cụ đọc bài này có để ý là thời ở Việt nam khi tới thăm bạn bè nhất là khi đi “cua” bạn gái nhiều lúc càng ngồi lâu càng lấy làm sung sướng, nhiều khi ngồi hơn cả buổi mà chả có anh nào dám xin vào trong nhà bạn gái để đi tiểu chẳng hạn. Có thể lúc đó rất sợ hay rất e ngại viếng thăm nhà cầu cô bạn gái hay là lúc đó hạch prostate vẫn còn tốt chưa bị bệnh són đái phải đi giải quyết ngay ! Ngược lại ở xứ Âu Mỹ này nhà nào nhà nấy đều có “toilet” gần ngay phòng khách nên vụ xin đi “tè” không lấy gì mà phải e ngại sợ khám phá ra mất “bí mật quốc gia.”

Sau khi lập gia đình thì lại có sự thay đổi khác: có khi tình bạn sẽ lạnh nhạt dần dần như trường hợp một bà bạn rất thân cùng trong một nhóm học xưa kia với một bà bạn khác. Nhưng khi hai bên lập gia đình thì dần dần xa nhau (không được phép phối ngẫu nhất là với khác phái?). Tuy vậy cũng có trường hợp khi có gia đình lại vẫn mời nhau cùng chia sẻ chuyện vui buồn gia đình con cái với nhau.

 Nhưng khi con cái thành thân có cháu chắt lại khác. Lúc đó như có một bà bạn kể là ngày thường đi làm, đến cuối tuần là lái xe hai ba tiếng tới tiểu bang khác đến đón cháu về nhà ở chơi qua cuối tuần nên bạn bè đều bị dẹp bỏ. Họ quan niệm lúc đó là không biết ngày nào họ sẽ “rụng” nên còn được sống nhiều lúc nào với cháu, chắt thì càng tốt: niềm vui hạnh phúc là được vui với con với cháu, còn bạn văn nghệ, xã giao đều cho vào hạng thứ không cần thiết phải gặp nhau.

Ngay trong trường đời cũng khôngcũng không tránh khỏi sự thay đổi như có câu ca dao:

                                                         “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.”

Có vài bạn sang Âu Mỹ không được thành công cho lắm, hoặc thi không đậu không trở lại được nghề cũ, hoặc làm ăn không khá thì có mặc cảm, xa lánh bạn bè mặc dù người bạn cũ vẫn muốn giữ tình bạn xưa. Còn người làm ăn rất khá rất giàu có thì lại không muốn cho bạn bè tới thăm nhà lấy cớ là rất bận, ở xa v.v…, tới tỉnh thăm điện thoại là lơ là, nếu thân hơn lắm là cho hẹn ở một quán ăn trên đường đi làm về không như hồi hai mươi năm trước thì đi lại rất thường mời ăn mời uống mời đi mời lại rất thân.

Lại có trường hợp là ở xa có bạn tới thăm thì phải tiếp đón, nhưng sau đó có rất nhiều người bạn hỏi thăm quá thành ra thông thường nên cảm thấy bị tình trạng “fatigue” mệt mỏi không muốn tiếp đón nữa vì thấy là sau khi thăm hỏi xã giao vài câu là không có chuyện gì muốn nói nữa. Cũng vì có nhiều anh chị bạn nói là đi dự hội bạn họp mặt lần đầu tiên thì rất sốt sắng vì muốn gặp lại bạn bè lâu năm xa cách nay đã gặp mấy lần rồi thành nhàm không còn hứng thú nữa. Nhất là họ lại nói là họp bạn là một chuyện nhưng đi lại thăm một chỗ mà họ đã tới du lịch rồi nay lại tới lại tốn tiền tốn thì giờ họ không còn hăng hái nữa.

Bạn bè (bạn phải có “bè”), chữ ghép đôi này rất có lý nhất là khi tiêu cực hơn hết (tri kỷ) hiểu nhau như Bá Nha Tử kỳ nhưng  ngược lại cũng có loại “schadenfreude” (tiếng  Đức) là khi thấy một bạn gập một chuyện khó khăn đau đớn thì bạn lại thấy một cách thích thú sung sướng ngấm ngầm.

                                                           “Thất thập cổ lai hy”

Hiện tại thời Cô Vít 19 này, tình bạn lại gập một chông gai lớn là không dễ dàng gập mặt bạn để đấu láo hay ăn nhậu nữa: đâu còn ra quán cà phê (như ở Cali quán Cà Phê Factory ở Quận Cam, một loại như Café Catinat thời Sài gòn xa xưa).  Đã thế lại phải đeo mặt nạ, tiếng nói nghe khó khăn lại các cụ bị điếc tai ít hay nhiều  vì tuổi già mới đau chứ! (hay thấy buồn cười vì trông thấy nhau bịt mặt mũi như thuở chơi bắn súng bịt mặt cao bồi Zorro)! Mà gập nhau qua Zoom hay Facebook hay Skype cũng không còn hấp dẫn nữa!

Đó là chưa kể vụ thích hay chống Trump cũng thành một vấn đề ngấm ngầm hay bộc lộ bút chiến chửi nhau trên diễn đàn hay qua điện thoại làm chia rẽ tình bạn trầm trọng. Ngay cả trong gia đình cũng bị xào xáo vì vụ  “pro  hay con Trump” này.

Thế mới đau là khi nghĩ là những ngày sắp tới sẽ dần dần ít đi khi so với những ngày đã qua mà các bạn già cũng không tránh khỏi các lục đục đó.

Bốn mươi năm sau hay bốn mươi lăm năm sau, nhiều biến đổi, tóc đen thành muối tiêu, dần dần muối nhiều hơn tiêu trở thành bạc trắng. Đó là có phúc sống tới lão chứ không như vài bạn bè bị đau nặng, bệnh hiểm nghèo, ung thư chẳng hạn thì dần dần tự ý xa lánh bạn bè và rụng mất quy tiên mặc dù bạn bè vẫn hỏi han thăm hỏi chia sẻ. Chung qui là thời gian làm vạn vật biến đổi không chừng. Mọi sự đều như là bức tranh vân cẩu biến hóa vô chừng. Cây cối mỗi năm thay đổi lá cành, năm nay khác năm ngoái, cây già rồi sụp đổ nên sự tình bạn cũng không thể tránh khỏi, chỉ mong rằng đừng biến thành như:

             “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Nguyễn Du)

 

                                                                Nguyễn Dương (2020)


Phiếm luận: Hà Đông Sư Tử Rống

 

Định nghĩa: – Sư tử: một thú dữ Chúa tể Sơn lâm

-Hà Đông là một tỉnh bên Tàu chứ không phải Hà Đông gần Hà Nội, Việt Nam

-Rống: gầm thét.

Trong tiếng Việt, thành ngữ “Sư tử Hà Đông” nhằm ám chỉ những người thuộc phái đẹp có tính ghen tuông dữ dội.Khi nổi máu tam bành lục tặc lên, có thể làm cho các đức ông chồng kinh hồn, tán đởm, bao dũng lược của giới mày râu cũng tiêu tan thành mây khói cả (Google 14/11/2010 Naka235).

Theo thống kê không chính xác thì 90% các cặp còn có đôi có kép với nhau khi qua sáu bó thì các bà vợ vốn họ Nai, tên Vàng sinh quán ở làng Ngơ Ngác đều lấy họ là Sư, tên là Tử thuộc tỉnh Hà Đông cả, không hiểu tại sao?

Có ai biết lý do thì cho biết tại sao thành Zenana?

Các đấng mày râu nào cũng tuyên bố là lấy vợ từ thuở còn thơ, “em chả”, còn “Nai Vàng Ngơ Ngác” chứ có ai dám vỗ ngực là rước bà “Sư Tử Hà Đông” về làm vợ đâu. Nay Nai Vàng Ngơ Ngác biến thành Sư Tử Hà Đông thì cũng là tại mấy ông liền ông cả. Này nhé, mấy cô mấy bà khi còn Nai Vàng, các cô/bà còn trẻ phải sinh con đẻ cái, nuôi nấng thức khuya dạy sớm. Xin hỏi là khi bé sơ sinh khóc ban đêm ai là người phản ứng ra lo cho con ngay? Lúc đó các cô các bà là những lúc yếu nhược nhất phải tùy thuộc mấy ông, nên họ phải dùng chiến thuật nhẹ nhàng thỏ thẻ như phục tùng các “Ông Trời”.

Các ông sau khi vài phút sung sướng thì phủi tay đâu có lo cho con cái: chứ đâu có như bây giờ ở xứ Âu Tây vợ chồng đều phải chia việc giúp nuôi con cái, nào thay tã, cho con ăn mặc, đưa đón đi học hay chơi thể thao ở trường, tập đánh đàn, đá bóng, v.v… Các ông lấy cớ là phải đi làm kiếm tiền nên về nhà cáo “mệt” mà không tiếp xúc với con cái (Mon Père c’est un Étranger) hay bán cái cho thuê chị vú em.

Sau khi con cái trưởng thành ra khỏi tổ ấm gia đình, không còn ai mà để các bà dạy dỗ chỉ dẫn quát tháo lèo lái nên các bà bèn lèo lái ông chồng rồi dần dần lộ nguyên hình là cọp cái. Các bà đổ tội cho là vì thay đổi kích thích tố (hormonal changes như menopause). Đau là cũng cùng lúc đó mấy liền ông cũng bắt đầu bị thiếu testosterone nên rụng tóc, lơ thơ lông chân, sáu giờ rưỡi nhiều hơn là sáu giờ, đâu còn vạm vỡ mà thu hút phái đẹp nữa thành ra phải ở nhà ăn “cơm” đều. Cũng cùng lúc đó vào khoảng sáu bó các liền ông phần nhiều đi vào con đường mệt mỏi rồi, về hưu rồi, muốn êm cửa êm nhà, xin chữ bình an, “sai rành rành nhưng cũng phải nhận là đúng” nên nhịn nhục thành ra các bà được thể lên chân nói nhiều. Ở bên Ai cập có chữ zenana là tiếng lóng để tả cảnh mấy bà nói dai đanh đá với chồng (zenana: Egyptian slang to describe a relentless nagging wife).

Lại nữa cũng cùng lúc đó, vì mấy nường vì còn trẻ hơn mấy ông nên các cô các bà nào mà có ra ngoài đời đi làm thì họ dần dần leo lên chức vụ thâm niên chỉ huy trong sở quen ra lệnh với nhân viên dưới quyền. Về đến nhà, vì quen ra lệnh rồi, các nường ta, vốn đã làm Nội tướng, từ từ nắm chức Thủ tướng lúc nào không biết và phong những chức cho lang quân như: Bộ trưởng Bộ Đổ Rác, Bộ trưởng Bộ Chùi/Hút Bụi Nhà, Bộ truởng Bộ Giặt Giũ, Bộ trưởng Bộ Giao Thông (như đi bảo trì xe, rửa xe, tài xế đưa đón các bà), Bộ Đi Chợ, Bộ Nấu Cơm, Bộ Dọn Cơm, Bộ Rửa Bát, Bộ Cắt Cỏ và nhất là Bộ trưởng Bộ Linh Tinh không tên như giết sâu bọ, nhện gián, chuột rắn chẳng hạn (Đài Phát Thanh thì các ông không tài nào đảo chánh mà dành được chức Giám Đốc phải giơ hai tay đầu hàng) . Trong khi đó thì các ông lại cãi nhau tranh dành nhau chức Hội trưởng Hội Cheveux!

À mà báo động cho các đấng mày râu (nếu còn) biết: đừng bao giờ phong chức cho các đức liền bà là Chúa tể Sơn lâm (mặc dù rõ ràng như vậy) nhưng các bà vẫn muốn được gọi là Nai dzàng ngơ ngác. Ông nào mà vẫn dám gọi như vậy thì đời tàn rồi em ơi, vác gối ra ngủ garage là cái chắc (đó là hình phạt nhẹ nhất đó!). Cũng đừng khoe là có nhà cửa cao đất rộng có nhiều thú vật rừng như hươu nai, chim chóc, rùa rắn mà lại lỡ buột miệng có cả sư tử cơ!

Thành ra các đấng mày râu hùng dũng oai phong hét ra lửa cho lắm nhưng khi về đến nhà thì cũng ríu rít tuân lệnh đi “rửa chân” cho vợ. Hay nói văn hoa theo Kim Dung trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Cô Gái Đồ Long) thì Trương Vô Kỵ gác kiếm bẻ cung về nhà để “vẽ lông mắt cho người đẹp Triệu Mẫn” (nếu còn ăn “phở” được). Ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nhưng mà xét lại kỹ thì đàn ông lấy đàn bà thì đằng nào cũng có lợi cả: như một nhà hiền triết nổi tiếng của Hy Lạp đã nói là: “nếu anh lấy được một bà vợ biết điều thì anh ta có hạnh phúc gia đình, nếu mà ngược lại thì anh trở thành một hiền triết giỏi, đằng nào cũng tốt cả”.

Ký tên,

Sô Cát Ti V.N.

Chủ Tịch (tự phong) Hội Cheveux.

Cựu Chủ Tịch (bị gán chức) Hội Chồng Chúa Vợ Tôi.

TB: ” Bắc thang lên hỏi ông Trời

         Vợ con dữ quá, ông thời tính sao?

         Ông Trời ổng nói tào lao

         Vợ mày mà dữ (hơn) vợ tao hả … trời?”

         (Nguồn: Internet)

  Tác giả giữ bản quyền: D.N.  

__,_._,___

Attachment area

Last updated on May 7, 2022 by BL (Em Bien Hoa)
Cung Thị Lan uploaded  on August 13,2020, cập nhật  November 17,2020, December 14,2020, March 12,2021
August 13, 2020