Truyện ngắn: Bố Muốn Về Nhà – Short Story : I Want To Go Home Author: Nguyễn Thị Thanh Dương Translator: Nguyễn Dương

Truyện Ngắn: Bố Muốn Về Nhà-

Nguyễn Thị Thanh Dương


Ông Đê mở mắt thức dậy sau giấc ngủ trưa, hôm nay là thứ mấy và bây giờ là mấy giờ ông cũng không biết. Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, ông là người già trí óc lúc nhớ lúc quên bên cạnh những người già khác, bệnh hoạn, lú lẩn, thì ngày tháng có nghĩa gì đâu.
Ông ngồi dậy nhìn sang giường bên cạnh ông Mỹ già đã thức từ lúc nào. Ông Đê thản nhiên hỏi bằng tiếng Việt Nam:
– Ông ngủ trưa có ngon không?
Ông Mỹ vốn mất trí nhớ khá nặng lại không hiểu tiếng Việt nên cũng thản nhiên và ngu ngơ đáp lại dĩ nhiên là bằng tiếng Mỹ:
– Ông muốn đi ăn bữa chiều không, ông đói bụng chưa ?
Hai ông già chung phòng trong nursing home vẫn nói chuyện với nhau trời ơi đất hỡi chẳng ai hiểu ai như thế. Cả hai đều vui vẻ y như vừa xong một cuộc trò chuyện tâm đầu ý hợp..
Ông Đê tìm chiếc gậy để đi ra ngoài, chiếc gậy này con gái ông mua 20 đồng trong cửa tiệm bán dụng cụ, đồ dùng y khoa cho người già, có thể điều chỉnh cao thấp tùy ý và đầu gậy có bọc cao su khó trơn trượt để cho ông nương tựa.
Ông Đê lúc nào cũng hướng về phía cổng nursing home dù ông biết là cánh cửa đã khóa cùng với người nhân viên ngồi canh cổng, không bao giờ ông có thể đi ra ngoài, nhưng ông được nhìn qua tấm cửa kính cảnh vật bên ngoài, ở nơi nào đó ông đã từng có một mái nhà.
Thẫn thờ đứng rất lâu nhìn ra ngoài ông Đê lại dò dẫm chống gậy bước về phòng, đi qua phòng khách hay các hành lang ông thấy vài người già như ông, mỗi người một vẻ, một kiểu, lặng lẽ ngồi gục đầu trong xe lăn, hay lò dò từng bước đi walker.
Về chiếc giường của mình ông Đê lại nằm xuống, mắt mở thao láo, ông rất hồi hộp lo lắng sợ mình ngủ quên mấy đứa nhân viên bất ngờ đến dựng ông dậy để đưa ông …xuống phòng tắm hay phòng ăn dù ông đang say sưa ngủ đến đâu, dù ông không muốn tắm, dù ông chẳng muốn ăn, nhưng chúng nó làmviệc ăn lương cứ đúng giờ là làm nhiệm vụ.
* * *
Sáng hôm sau con gái ông đến, ông mừng rỡ túm lấy áo con nài nỉ:
– Con ơi…đưa bố về nhà đi.
Con gái an ủi:
Thì con đến đón bố về thăm nhà chơi với con cháu đây.
Ông kể lể và khóc, không biết vì mừng vui hay vì tủi thân, nhưng giọng điệu ông tỉnh táo hẳn ra:
Bố thèm món ăn Việt Nam, thịt kho, cá kho, rau luộc chấm với nước mắm…bố thèm nhiều thứ lắm.
Con gái nhắc nhở:
– Con biết rồi. Bố nhớ mang hai hàm răng giả vào để ăn cơm cho ngon miệng. Về nhà con sẽ làm thịt ba rọi luộc chấm với nước mắm như ngày xưa bố từng nhắm rượu..
– Thế hả con… mẹ mày làm cho bố chén nước mắm dằm tỏi ới đậm đà ngon lắm.
Những ngày ấy đã qua lâu rồi. Vợ ông mất cả chục năm nay, vậy mà mỗi lần nhắc lại ông đều tưởng như mới ngày hôm qua, hôm kia..
Bà mất, căn phòng housing trợ giúp thuê ở apartment chỉ còn lại một mình ông tiếp tục sống, một mình tuy buồn nhưng ông thảnh thơi tự do như ý . Ông đi bộ ra chợ Việt Nam ở bên kia đường, thích ăn gì thì mua về nấu. Ông vẫn nhớ món thịt ba rọi luộc chấm nước mắm của vợ mà ông dù có làm cũng không ngon bằng bà làm.
Nhà con gái ở gần, cách 10 phút lái xe, vẫn thường đến thăm và phụ giúp ông nhiều việc vặt như nấu nướng, giặt giũ hay dọn dẹp nhà cửa cho đến khi con gái ông nhất quyết bắt ông phải dọn vào ở trong nursing home này.
Ông Đê năm nay vừa đúng 90 tuổi, về thể chất ông “khỏe mạnh” so với tuổi, không bệnh hoạn ngặt nghèo, chỉ có tội chân tay run rẩy yếu ớt nhưng ông vẫn đi đứng được, về tinh thần ông nửa nọ nửa kia, lúc tỉnh nói năng bình thường, lúc lú lẩn nói không đâu vào đâu, chẳng nhận thức gì cả. Ông không thể tự chăm sóc bản thân được nữa.
Con gái ông đã suy nghĩ tính toán cặn kẽ, nhà chị có 4 phòng đã đủ cho 4 người, hai vợ chồng và hai đứa con. Vợ chồng chị đều đi làm, hai đứa con đi học, không thể mang bố già về ở chung, lấy ai chăm sóc? Với lại chị quan niệm để bố trong nursing home còn có y tá theo dõi tình trạng sức khỏe, ăn uống hợp lý cho tình trạng từng người.
Thỉnh thoảng chị ghé thăm bố như ngày hôm nay.
Ông Đê hớn hở chống gậy lê bước theo con gái ra xe, như một đứa bé vui mừng náo nức sắp được mẹ chở đi chơi công viên.
Con cháu vui vẻ đón ông về nhà, hai đứa cháu ngoại từng được ông bà chăm sóc đón đưa từ lúc lọt lòng đến khi đi học nay đã lớn phổng phao, đứa 15 đứa 17. Thỉnh thoảng ông vẫn lú lẩn hỏi chúng là…con cái nhà ai. Cũng may lúc tỉnh ông vẫn nhớ ra và nói tên từng đứa.
Con gái thu xếp cho ông một phòng vì ông sẽ ở nhà hai ngày cuối tuần
Bữa cơm đầu tiên về nhà đã được dọn ra, có bát đũa sạch đẹp, có napkin , có mảnh báo trải sẵn, có chai bia lạnh mới lấy trong tủ lạnh ra và có món ông ưa thích là canh mồng tơi nấu tôm khô giã nhỏ, có thịt ba rọi luộc thái mỏng chấm nước mắm nguyên chất dằm tỏi ớt.
Con gái chỉ mảnh báo dặn dò:
Bố nhai gì không được thì nhả ra để vào tờ báo này, đừng vứt xuống sàn nhà sinh ra kiến dán đấy. Còn napkin này bố lau tay.
Lúc bố còn ở apartment, phòng ăn, góc bếp đầy dán, chúng tự do sinh sôi nẩy nở chẳng thuốc nào tiêu diệt nổi dù chị đã thay đổi mua nhiều loại thuốc diệt dán khác nhau…
Tuy dặn dò kỹ lưỡng thế chị vẫn…ngồi canh chừng kẻo bố trí óc lãng đãng hoặc quen tay vứt thẳng rác xuống sàn nhà như bấy lâu nay .
Ăn cơm xong ông tráng miệng miếng bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng. Từ đầu đến cuối toàn là những món mà ông ưa thích.
Con gái ông ngồi tiếp thức ăn cho bố. Chị kiên nhẫn ngồi đợi ông ăn đến miếng cuối cùng. Khi ông vừa ăn xong thì chị đã nhanh nhẩu:
– Bố ra chỗ sink kia rửa tay xúc miệng.
Đích thân con gái rửa tay và đưa nước ấm cho bố xúc miệng, chị nhắc nhở từng chút một:
Bố rửa tay xà bông xong tháo răng giả ra xúc miệng vài lần cho sạch sẽ.
Chị rửa sạch bộ răng giả cho bố và ngâm vào hộp nước.
Khi ông Đê vào restroom vừa ra thì tức khắc con gái… chạy bay vào để lau chùi, chị biết chắc thế nào bố đi tiểu cũng vương vãi ra sàn nhà như chị từng thấy khi bố ở apartment trước kia, nếu không lau sạch mùi khai sẽ bốc lên và người khác dẫm vào là bôi bẩn ra cả nhà.
Buổi tối con gái trải sẵn giường gối cho bố, đưa tận tay bố chiếc remote control ti vi và chỉ dẫn:
– Đây là các đài ti vi Việt Nam. Bố tha hồ mở xem khi nào muốn ngủ thì tắt đi. Chúc bố ngủ ngon nhá.
Ông nằm đắp chăn xem ti vi ngoan ngoãn như một đứa trẻ
Chị yên chí ra ngoài và làm việc của mình, đến khuya chị sắp sửa vào phòng ngủ của mình thì bắt gặp bố già vừa lẻn vào bếp xong vội vã trở về phòng ngủ, chị ngạc nhiên…dí theo bắt gặp bố đang bóc thanh bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng bỏ vào miệng ăn ngon lành như người đang đói khát. Chị dãy nãy lên:
Trời ơi, nửa đêm bố còn mang bánh ngọt vào phòng ngủ để ăn, sẽ sinh ra dán kiến bố biết chưa? Với lại bố đã xúc miệng rửa tay rồi, bây giờ phải…làm lại tất cả.
Ông trở thành lú lẩn cáu kỉnh:
– Thôi, thôi, để cho tao yên, tao đi ngủ đây.
Và ông nhất định từ chối rửa tay xúc miệng, nằm trùm chăn phản đối con gái tới cùng. Ông đã chiến thắng.
Suốt hai ngày cuối tuần con gái quá căng thẳng vì cứ phải liếc mắt để ý từng hành động của bố, ông làm gì cũng vương vãi rơi đổ không canh chừng sao được, chưa kể phải trả lời hàng chục lần các câu hỏi của bố giống như nhau mà mỗi lần hỏi xong ông lại quên và…hỏi nữa.
Vất vả nhất là bắt bố vào phòng tắm, bố không chịu để con cái tắm giùm, bố tự ái tao còn tay còn chân không phải nhờ đứa nào.
Chị đã pha sẵn thùng nước ấm, xà bông gội đầu, xà bông tắm để gần kề, một chiếc ghế con cho bố ngồi tắm, khăn áo mới sạch sẽ để bố thay…
Vậy mà 10 phút sau bố tinh tươm quần áo mới ra khỏi phòng tắm và khoe rằng bố đã …lau chùi mình mẩy đủ sạch rồi, khỏi cần tắm rửa làm gì…tốn nước.
Không biết bố “lau chùi” kiểu nào mà thùng nước ấm còn nguyên.
Chị lại chịu thua như tối qua đã thua bố khi ông không chịu rửa tay sau khi ăn bánh trong phòng ngủ.
Chỉ có nhân viên trong nursing home làm việc thẳng thừng may ra bố mới chịu nghe. Với lại bố không biết tiếng để nói năng cãi cọ với họ được.
Con gái đang soạn đồ cho bố trở lại nursing home thì ông chống gậy ra ngoài sân từ lúc nào, chị vội vã đi tìm thì thấy ông đang đi mãi phía xa, chị chạy lại cầm tay bố:
– Bố đi đâu thế, làm con hết hồn tưởng bố đi lạc…
Giọng ông dõng dạc:
– Về nhà.
Con gái dỗ ngọt:
– Đúng rồi, con đang chuẩn bị đưa bố trở về nhà, về nursing home của bố .
Ông tỉnh táo hơn bao giờ, tuôn ra một tràng… thống khổ:
– Bố không về nhà của con đây, không về nursing home kia. Bố về nhà của bố, về căn nhà housing ở apartment, nơi ấy bố được quyền sống theo ý bố. Ở nursing home là một nhà tù, họ khóa cửa, có người canh cổng. Buổi trưa bố đang ngủ, họ giở thốc tấm chăn lên một cách phũ phàng để bắt bố đi tắm cho bằng được. Bố chưa đói nhưng tới giờ ăn cũng bị đưa xuống phòng ăn cho bằng được. Họ không cần biết cảm xúc bố ra sao, họ cho gì ăn nấy, bố không có quyền đòi hỏi thứ mình muốn. Hỏi, đời còn gì vui?
Về nhà con chơi lại là nhà tù thứ hai, tuy con cháu thương yêu chăm sóc nhưng bố cảm thấy luôn bị theo dõi rình rập, nhất cử nhất động của bố đều bị con cháu bám theo, chỉ huy bố từng ly từng tí chỉ để giữ gìn sạch sẽ cái nhà này. Hỏi, đời còn gì là hai chữ tự do?
Nói xong ông bật khóc như đứa trẻ, là lúc trí óc ông lẩn thẩn ngu ngơ mà vẫn khẳng định:
– Để bố về nhà… về nhà của bố…
Nguyễn Thị Thanh Dương
(Father’s day 2020)

I WANT TO GO HOME

– author Nguyễn Thị Thanh Dương-

Translator: Nguyễn Dương

 Mr. Dan opens his eyes after a nap lunch, not knowing the date or the time.  Here, day after day, every day is the same. He is an old man who no longer remembers.  Living with other elderly people who are sick or demented, the day of the week no longer matters.
He recognizes his old roommate who had been awake since who knows when. Mr. Dan nonchalantly asks him in Vietnamese: Did you have a good nap? His American roommate, who is also demented, answers calmly in English: Do you want to eat dinner now?  Are you hungry?
These two old folks living in a nursing home room are conversing without any mutual understanding. Both are happy just to be talking to someone. 
Mr. Dan looks for a cane to go outside. His dutiful daughter bought the cane at a medical supply store. The height of the cane is adjustable.  The end is covered by a rubber cap to keep him from slipping when he uses it for support.
He is like his daughter’s dog who sits on a chair looking through the window watching for her return. Mr. Dan always looks in the direction of the nursing home gate, resigning himself that the door will be always locked with an attendant sitting by the door. He never can walk outside but he can see through the door the landscape beyond where once long ago he had a home of his own.  
After standing for a long time, contemplating life outside, he nonchalantly walks in small steps back to his bedroom. Passing by the lounge or the hall he sees other old folks like him, each one in a different pose, either sitting down, sitting in a wheelchair, or walking slowly with a walker — all looking dejected.
Back to his bed, he lies down, eyes wide open, anxious, even fearful of sleeping because he will be awakened by a nursing assistant who will tell him to shower or go to the dinner room, even if he does not want to take a shower or to eat. These assistants perform their duties on schedule with military precision. At night, when he cannot sleep, he gets out of his bed and wanders in the hallway aimlessly into a ghostly environment of dead silence until he is chased back to his bed by the on call nursing staff.
The next morning, his daughter arrives to visit.  He is so happy as he clings to her sleeves and pleads: “My daughter take me home”.
The daughter comforts him:”Yes, I am going to take you home to see your grandchildren.”
Mr. Dan replies between tears, feeling miserable, but his voice is now alert:
“I crave Vietnamese food, spring rolls with cooked shrimps, shoulder pork with rice noodles dipped in a honey peanut sauce sprinkled with hot pepper or the rice noodle duck soup with bamboo shoots”.
His daughter reminds him:”I know, you will remember to bring your dentures with you so you can taste your foods.”
“At home, I will boil the pork belly so you can dip in the fish sauce like the old days when you wolfed it down with wine”.
“Oh, I remember, your mom mixed the sauce with garlic and hot pepper which was so delicious.” Those days are now long gone. His wife passed away more than ten years ago, but he always recites this like it just happened yesterday.
When his wife passed away, he lived alone in the house that he had bought a long time ago. Despite living alone he had the freedom to do things as he liked. He could drive to the Vietnamese market close by to buy food he likes and cook for himself. He still remembers the boiled pork belly which he dipped into the fish sauce that he prepared but which was not as good as when his wife mixed the sauce.
His daughter’s home was just ten minutes far away by car, so she regularly came to visit him and helped him sometimes for his cooking, his laundry or cleaning his house, until the time that she insisted that he move into this nursing home.
Mr. Dan is now 90 year old.  Generally speaking, he is “healthy” given his age with, no chronic health conditions requiring around the clock care. Although weak in the limbs, he still manages to walk by himself, naturally with a cane. Mentally, he is “half and half”, sometimes very lucid, conversing normally, sometimes incoherent, not knowing what is going on.  He can no longer live independently.
His daughter had thought about it for a long time.  She only has 4 bedrooms for a family of four: her husband and her two children. She and her husband both work, their 2 teenaged children are in school, She cannot afford to let him stay at her home since there is nobody there to care for him. In a nursing home there is a staff which can watch him and provide medical care, not to mention meals. 
Now and then, she visits her father like today.

Mr. Dan is so happy to follow her, walking slowly as he pulls his body along with his cane.  He is like a young exuberant child going to an amusement park.
His grandchildren will be happy to see him.  He had taken care of them since their birth till their teenage years. They are kind to him even though his presence will upend their weekend schedule. Sometimes he asks if these children are from which family.   Luckily he sometimes he remembers their names as well. Generally he cannot understand their chatter due to generational and cultural differences. They play piano, create sketches and shows for him, but he cannot understand their language or melodies. He thinks it all sounds like “rap.”  
When they call, telephone conversations are limited to perfunctory questions.  What do you eat today? How is the weather? Are you feeling OK? What TV shows are you watching? They are generally flat and repetitive. Face time and Zoom are not much better.
His daughter has now arranged for him to stay in one room in their house for the two weekend days.
The first dinner is served with clean pretty bowls, chopsticks, napkins, and dinner mats. A cold beer just out of the refrigerator, duck soup with young bamboo shoots, and cooked pork belly accompanied with a fish sauce mixed with garlic and hot pepper are waiting for him.
His daughter reminds him: “When you chew the food, please remember to spit on the dinner mat, do not drop it on the floor because the food will attract ants and cockroaches. And please wipe your hands with this napkin.”
She remembers that when he lived alone in his house, his dining room was full of cockroaches.  They multiplied so rapidly that no insecticide could eradicate them.
Even with her detailed instructions, she still has to watch him carefully because of his mental condition and habit of dropping food on the floor now and then.
Finishing dinner, he is offered the mung bean cake that he loves so much. From the beginning of the dinner to the end, all the dishes have been his favorites.
His daughter now has lovingly attended to her dad. Patiently she waits until his last bite. After he swallows it, she tells him to go to the sink to wash his mouth and fingers and to gargle. She even wipes her father’s hands and gives him warm water so he can gargle, gently reminding him of little things, like “Dad, wash your hands with soap” and “Take out your dentures and clean them.” Nonetheless, she ends up having to clean out the dentures and put them in a glass of water.
When M. Dan finishes using the toilet, she immediately enters the room and cleans it, knowing well that he will splash his urine on the floor like he did when he is living alone. If she does not clean it immediately, the urine stench will linger and the unlucky one who steps on the spoiled bathroom floor will bring this undesirable odor with him.
At night time, his daughter already has the bedroom arranged for him, showing him the remote control and guides him to use it: “You can watch the news or your favorite pay for view like Netflix or HBO or Hulu.  Just turn off when you are ready to sleep. Have a good night!” Mr. Dan lies down and watches TV dutifully as a child.
Reassured, she returns to her house cleaning work till bedtime.  But when she is ready to go to bed, she sees him furtively go to the kitchen and return to his bed. Surprised, she follows him and discovers that her dad is opening another mung bean cake, eating it in bed because he is so hungry!
She yelled softly: “OMG! It is midnight now and you brought the sweet cake on your bed to eat!  You are helping ants and cockroaches to multiply freely! And now you have to wash your mouth again!”
Not really knowing what is happening, he shouts:”Leave me alone! I am going to sleep now!” He refuses to wash his mouth and hands. He hides under the blanket. Finally he has won.
The next two days, his daughter is so tense as she carefully watched her father’s every move. Not only does he keep dropping things on the floor but she has to answer all his questions which he repeats over and over.   And he will forget this question a few minutes later and ask again!
The most disheartening job is to force him to take a shower.  He refused to be waited by his family members, proudly telling them that he is still capable of doing such things on his own.  After all, he still has the use of his hands and feet and does not need help from anybody else.
She readies a pot of warm water, leaves a soap and a shampoo, and a set of clean clothes close by.  She puts a small stool nearby so he can sit down.
Even so, ten minutes later, he emerges from the bathroom wearing his new clean clothes and proudly declaring that he has cleaned his body and does not need to waste water showering.
She does not understand why he can “clean” his body when the warm water container is still full!
The next night she gives up obliging her dad to wash his hands after he eats cake in his bedroom.
She thinks that a staff back at the nursing home will straighten things out: He has to follow the regulations of the nursing staff and he won’t argue with the nurses because he cannot speak English. And besides that, the nursing staff will handle any medical emergencies, God forbid!
While the daughter is preparing for his return to the nursing home, he leaves the house with his cane. She runs after him and finds him a short distance away.  She grabs his arms:”Where you have been? I was scared to death that you might get lost.”
He proclaims clearly: “I am going home”. His daughter replies sweetened him:”Yes, I am readying you to go to the nursing home, dad.”
He is now fully lucid and harangues: “I am not going to your home nor to the nursing home. I go back to my own house that I cherished with my wife, where I have full control of my daily activities. Living in the nursing home is like living in a jail.  They lock the doors. They have guards. At noon time, while I am taking a nap, they wake me up, throw aside my blanket and order me to take a shower. Whether I am hungry or not, at dinner time they force me to go to the dining room to eat food I do not like! They did not care about my feelings, I have to eat foods that I do not like, I cannot ask for my preferences or choose what I want. Even at night when I cannot sleep, I cannot go outside my bedroom before been chased back to bed by them.  So how can I be happy in the nursing home?”
“To go to your house is like to go to a second jail, I know that you all, my dear daughter and your children.  You all cherish me and try to make me comfortable, but I have the feeling that you are spying on me.  You watch my every move.  Everything I do is watched and then corrected in minute details so that your house is clean. Again where is my freedom?”
After speaking, he weeps like a child.  At that very moment, the dementia comes back, but he still declares: “I want to go home… my home!”
One day……
Duong Nguyen
Summer of 2020
(Adapted from Bố Muốn Về Nhà by Nguyễn Thị Thanh Dương)
(Mạn phỏng dịch bài chị viết)

December 14, 2020