Ra Đi Nguyễn Phương Thuý

Ra Đi

Phương Thuý

Cộng Sản đánh phá mạnh mẽ các tỉnh miền cao nguyên.
Tình hình biến chuyển quá nhanh, càng ngày càng bi quan
hơn, lòng dân sôi động. Tháng Ba, 1975, lịnh triệt thoái cao
nguyên đã tạo kinh hoàng và hỗn loạn. Địch chiếm
Kontum, Pleiku, Quảng Trị, Quảng Ngãị Huế không còn
nữạ Quân dân uất hận, bấn loạn. Sài Gòn lên cơn sốt, dân
chúng từ các nơi đổ về, đông đúc, tấp nập. Người người lo
chạy giặc, hoặc về miệt quê hoặc xuất ngoạị Thiên hạ xô
lấn, chen chúc vào tòa Đại Sứ Mỹ xin giấy nhập cảnh. Sở
bưu điện đông nghẹt người gửi thư, chuyển đồ ra ngoại
quốc. Những người không có lối thoát thì mua thuốc độc để
sẵn, để chết khi đến đường cùng, chết với gia đình, chết toàn
vẹn, vĩnh viễn thoát khỏi những đòn thù tàn bạo của kẻ
thắng trận.
Ông Xuân không về được. Ông viết thư cho bà Xuân, căn
dặn phải lên Bộ Ngoại Giao xin cho được sự vụ lệnh đoàn tụ
gia đình với ông ở bên Lào, nếu có xảy ra chuyện gì thì có
thể từ Lào đi sang nước khác, từ đó sang Mỹ, đoàn tụ với
người con trai cả, đang du học ỏ đâỵ Bà Xuân lo sợ cuống
cuồng như ngồi trên lửa vì đang có lệnh cấm xuất ngoạị
Chồng đi vắng, đám con gái còn dại, bà Xuân không biết
phải xoay sở thế nàọ Nhờ vả ai bây giờ? Nỗi tuyệt vọng
mỗi ngày một lớn.
Đức bị cấm trại nghiêm ngặt. Ôi những ngày cấm trại dài
đăng đẳng, Đức nhớ Hà quay quắt. Hình bóng Hà hôm Tết,
thướt tha trong chiếc áo dài xanh màu trời trong vắt, đôi mắt
mở lớn nhìn chàng ngơ ngác và nụ cười bẽn lẽn, quanh quẩn
trong trí chàng mỗi phút giây, ru chàng vào những giấc ngủ
vội vàng, ngắn ngủị
Tháng Ba, Đà Nẵng mất, phi đoàn 427 dem những chiếc vận
tải cơ C-7A còn lại về Tân Sơn Nhất, sát nhập với phi đoàn
429 và 431. Sau khi trình diện phi đoàn mới, Đức xin được
vài giờ phép về thăm nhà. Không kịp thay bộ đồ bay nhăn
nheo, nồng mùi thuốc súng, Đức vội vã đến thăm bà Xuân.
Đức vắn tắt kể cho bà Xuân nghe những kinh hoàng đau
thương mà Đức đã chứng kiến, rồi dục bà phải tìm cách
sang với ông Xuân hoặc về những nơi xa Sài Gòn ẩn náu
một thời gian nếu có chuyện gì xảy rạ Đức sẽ mang gia
đình mình về Vĩnh Long, tạm trú nhà của gia đình Hùng, rồi
sẽ tìm cánh liên lạc với bà saụ
Bà Xuân tiễn Đức ra cửa, lo sợ đến đờ đẫn cả ngườị Bà đã
từng sống với Cộng Sản và hiểu chúng rõ hơn ai hết, vì thế
bà tin Cộng Sản sẽ trả thù. Bà Xuân tính, đến bước đường
cùng, đành ở lại đây, thuốc độc đã có sẵn, bà sẽ cho các con
chết trước rồi bà chết theọ
Hơn một tuần nay, ngày nào bà Xuân và Hà cũng lên bộ
Ngoại Giao để theo dõi hồ sơ, hối thúc, năn nỉ nhân viên
làm cho mau lẹ. Nhiều lúc thật nản chí vì không biết có đi
được không, bà đã nghĩ đến chuyện gả Hà cho lính Mỹ để
có cơ hội bảo trợ gia đình qua Mỹ. Bà đi vòng vòng ngoài
cổng trại Thủy quân Lục chiến Mỹ trên đường Trần Quý
Cáp đến khi có người gác cổng ra chận hỏi thì bà lại hấp tấp
rảo bước quay đị
Bà Xuân bảo Hà chuẩn bị quần áo, thức ăn khô, soạn giấy
tờ, hình ảnh, chỉ giữ lại một số, chỗ còn lại đốt hết. Hà dấu
mẹ, nhét cuốn lưu bút của trường Gia Long vào đáy túị Hà
căn dặn các em phải sẵn sàng, mỗi đứa chịu trách nhiệm một
túi, chậm chân phải ở lại với Cộng Sản thì chết, và nhất là
không được thố lộ cho ai biết. Các em Hà mắt lấm lét, im
thin thít, không đùa giỡn, cãi nhau chí chóe như trước nữạ
Vừa thấy mẹ ra khỏi cổng Bộ Ngoại Giao, Hà hớt hơ hớt hải
chạy ra đón, hỏi to:
– Có được không mẹ?
– Được rồi con ạ.
Bà Xuân vui mừng giơ tờ sự vụ lệnh đang nắm chặt trong
tay rạ Hà tươi nét mặt, mừng rỡ ôm mẹ, thế là hai ngày nữa
sẽ được sang bên Lào đoàn tụ với bố rồị Chợt bà thấy Hà
quay mặt, thút thít, bà ôm con hỏi:
– Tại saỏ Con không mừng được gặp bố ư?
Hà quẹt nước mắt:
– Con mừng lắm, nhưng con sợ sẽ chẳng bao giờ thấy
lại quê hương.
Bà Xuân chạnh lòng nghĩ đến chuyến đi vào Nam của 21
năm về trước, một đời người hai chuyến biệt ly, còn hận sầu,
thống khổ nào hơn.
Bà Xuân để ra một số tiền cho họ hàng và tiêu dùng trước
ngày đi, số còn lại bà lên ngân hàng Việt Nam Thương Tín
đổi ra đô (dollars). Người ta chen chúc, xô lấn để được lên
trước, cái quạt dựng ở góc phòng không đủ xua đuổi hơi
người nóng hầm hập. Bà Xuân chật vật lắm mới đến sát
được ô cửạ Bà cẩn thận đưa bó tiền và tờ sự vụ lệnh cho cô
gái trẻ có đôi mắt thơ dại giống Hà.
Cô gái nhanh nhẹn đếm tiền, mặt đỏ rửng lên vì nóng:
– Bác được đi lúc này thật là may mắn lắm. Như
cháu đây và gia đình không biết sẽ ra saọ
Bà Xuân an ủi:
– Nếu nhà tôi không ở bên Lào thì tôi cũng như cô
thôị Từ Bắc vào Nam tưởng thế là xong cái họa
Cộng Sản, ai ngờ có ngày hôm naỵ
– Bác định đổi bao nhiêủ Bác nên đổi tiền dưới
một trăm đô cho mỗi người thì nhanh chóng hơn.
Nếu đổi trên một trăm đô thì phải có sự chấp
thuận của ông Chánh văn phòng, mà ông ấy
không có mặt lúc nàỵ Bác phải để giấy tờ ở lại,
khi nào ông ấy vào cháu sẽ nộp lên. Bác nên
nghe lời cháu, bị trì hoãn lúc này sẽ làm chậm trễ
giờ đi của bác hay bị kẹt ở lại luôn đó.
– Vâng tôi nghe lời cô. Cô cho đổi 75 đô cho mỗi
người nhé.
Cô gái đưa một xấp tiền đô cho bà Xuân:
– Mừng cho bác và gia đình.
– Cám ơn cô. Chúc cô và gia đình ở lại được bình
yên.
Ra khỏi ngân hàng, bà Xuân vội vã đến văn phòng Hàng
Không Việt Nam, trả tiền cho một chiếc xe buýt vào ngày
mai vì đi xe nhà sẽ bị xét hỏi lôi thôi lắm. Bà Xuân ghé tòa
Đại Sứ Lào lấy giấy nhập cảnh, rồi lên bưu điện, đánh điện
tín cho ông Xuân biết sự vụ lệnh, visa, và vé máy bay đã có;
chích ngừa và đổi tiền đã xong; sáng mai máy bay cất cánh
lúc 10 giờ và khoảng hai giờ trưa sẽ đáp xuống phi trường
Vientiane, Làọ
Về đến nhà bà Xuân đã thấy họ hàng đến đông đủ. Bà cho
tủ lạnh, bàn ghế, quần áo, thực phẩm, tiền cho mỗi người,
cái nhà thì giao cho cô Khánh tùy nghi xử dụng, còn thùng
rượu của ông Xuân, bà lôi ra cho mọi người uống hết. Hà
pha rượu vang với đường và nước đá, ngon tuyệt, tha hồ
uống, nhưng chỉ vài tiếng sau thì mọi người say khướt, nằm
la liệt.
Bà Xuân lay vai Hà dậỵ Mới bốn giờ, trời chưa sáng hẳn,
Hà vất vả lắm mới lo xong cho lũ em còn ngái ngủ. Xe chú
Tư đến lúc năm giờ, chiếc xe to, kềnh kàng như một chiếc
xe tăng, mới đủ chỗ cho tất cả mọi người và đồ đạc. Sáu giờ
sáng ngày 26 tháng tư, rời cư xá, hàng xóm bùi ngùi chia
tay, biết còn có ngày gặp lạị Hà nhìn ngôi trường Gia Long
cổ kính im lìm trên đường Đoàn Thị Điểm lần cuối, nhớ
từng khuôn mặt bạn bè thân yêu, rồi sẽ ra sao, biết còn có
dịp thấy nhau lần nữạ Bà Xuân bảo chiều hôm qua Tú đến
tạm biệt, nó chờ mãi mà con đi phố vẫn chưa về, nó khóc
quá. Hà ân hận, chỉ vì muốn tiêu hết số tiền còn lại, Hà đã
đi mua sắm khá lâu, khi về nhà Hà đã không kịp đi tìm Tú
nữa vì sắp tới giờ giới nghiêm. Tú ơi, biết có ngày tái ngộ?
Đến văn phòng Hàng Không VN, hành lý được chuyển qua
xe buýt của hãng, họ hàng chia tay ở đâỵ Chú Tư bịn rịn,
bảo sau này Hà đừng quên chú. Cả nhà đều khóc.
Đường vào phi trường Tân Sơn Nhất được bảo vệ nghiêm
ngặt, với nhiều trạm kiểm soát và vòng đai kẽm gaị Vòng
ngoài phi trường thật hỗn loạn, có đến mấy ngàn người, nằm
ngồi la liệt, xe hơi đậu từng dẫy dàị Xe của Hàng Không
Việt Nam chở gia đình Hà không bị xét hỏi gì cả, đi thẳng
vào chỗ làm thủ tục gửi hành lý.
Người đi thì hớn hở, người ở lại thì cau có, làm việc chậm
chạp, đòi hỏi đủ loại giấy tờ, khám xét kỹ lưỡng. Bà Xuân
lấy hết chỗ tiền còn lại đút lót cho họ và nói năng mềm dẻo,
ngon ngọt để họ làm mau lẹ, cho kịp giờ baỵ
Hà bực mình, ghét những cái nhìn sống sượng, lời nói chớt
nhả, dẫn các em ra chỗ ghế ngồi đợị
Mọi thủ tục rồi cũng xong, hơn 10 giờ, máy bay cất cánh.
Hà thổn thức nhìn Sài Gòn thân yêu nhỏ dần bên dưới, rồi bị
che lấp hẳn bởi những cụm mây trắng vĩ đạị Người đàn bà
ngồi bên cạnh Hà rút tràng hạt ra cầu nguyện vì chuyến máy
bay trước đã bị Cộng Sản bắn rớt ở dãy Trường Sơn, nên
chuyến này đổi đường bay qua ngã Thái Lan để tránh đạn.
Hà nhìn qua khung cửa sổ hẹp, cánh máy bay xoãi dài, ẩn
hiện giữa đám mâỵ Hà nhớ đến Đức, một người mẫu mực,
một phi công hào hoa, hẳn bố mẹ nàng sẽ tán thành việc
nàng yêu Đức. Hà có yêu Đức không? Từ khi thấy Đức tại
đám ma của anh Thành và tình cờ chạm mặt chàng hôm Tết,
Hà xao động trong lòng. Thứ tình cảm nhẹ nhàng, quanh
quẩn trong tiềm thức, chợt bừng dậy khi Hà nhìn thấy cảnh
chiến tranh, một màu áo lính, hay như lúc nàỵ Hà ngập
ngừng gọi thầm hai tiếng “Đức ơi”. Nàng thấy ngượng ngập
và bẽn lẽn. Bây giờ thì chẳng còn dịp để Hà và Đức gặp gỡ,
tìm hiểu nhau nữạ Hà kéo rèm che cửa sổ cho bớt nắng rồi
nhắm mắt đọc kinh cầu an cho gia đình và cho Đức.
Gia đình Hà ở Vientiane đã được ba ngàỵ Trời nóng, nắng
chang chang, mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà vì ông
Xuân đã dặn là không nên đi đâu, tình hình có thể thay đổi
rất nhanh, Cộng Sản chiếm được Sài Gòn thì Pathet Lào
cũng chiếm Lào ngaỵ Khi Sài Gòn bắt đầu bị pháo kíck,
một số Việt kiều thân cộng ở Vientiane đã công khai xách
động quần chúng biểu tình nên nhân viên tòa Đại sứ Việt
Nam đuợc lệnh sẵn sàng di tản.
Sáng ngày 30, Hà đang nằm đọc sách trên lầu thì Phượng
xồng xộc chạy vào, bảo Sài Gòn mất lúc 10:45. Tim thót
lại, Hà hốt hoảng chạy theo em xuống dưới nhà. Chú Lễ lái
xe cho ông Xuân cũng vừa chạy vào sân. Ông Xuân cuống
quýt dục mọi người chất đồ đạc lên xe cho maụ Như cái
máy, mọi người im lặng, hối hả làm thật nhanh. Dù đã cố
dồn nén vẫn không đủ chỗ cho gia đình gồm 9 người và đồ
đạc, nên ông bà Xuân và Phượng bịn rịn chia tay, phải ở lại,
ẩn núp trong nhà Việt kiều gần đấy, chờ xe trở lại đón.
Xe rồ máy vút đị Hà và các em hồi hộp ngoái cổ lại nhìn
theo, sợ run người khi nghe chú Lễ nói là tụi Cộng Sản treo
giá cái đầu của bố tám trăm đô vì những hoạt động tích cực
của ông nhằm lôi cuốn Việt kiều về phía quốc giạ
Đến nhà, vợ con chú Lễ ào ra, khuân đồ đạc khỏi xẹ Chú
Lễ dặn mọi người phải đóng cửa ở trong nhà, rồi chú vòng
xe trở lại đón ông bà Xuân. Hà ngồi bên cửa sổ trông ngóng,
bụng quặn thắt vì chờ đợi mỏi mòn. Đúng đến lúc tuyệt
vọng, sợ hãi điên người thì chú Lễ, ông bà Xuân và Phượng
về tới với ba chiếc taxị Hà và các em reo mừng, ôm chầm
lấy bố mẹ, sự sống đã trở về. Ông bà Xuân kể, từ chỗ ẩn
núp, ông bà thấy đám Việt kiều thân cộng và Lào cộng vào
khám xét nhà để lùng bắt ông và gia đình. Chúng vừa bỏ đi
thì chú Lễ đến. Hà run lập cập khi tưởng tượng ra cảnh
chúng đang cấp tốc truy nã ráo riết… Hà cuống cuồng theo
mọi người ra xe, rời khỏi đây ngaỵ
Hai gia đình, 15 người và bao nhiêu hành lý dồn nén vào
bốn chiếc xe, nhắm hướng Thadeur, nơi có bến sông
Mekong, chạy hết tốc lực trên con đường làng quanh co, gập
ghềnh, um tùm câỵ Hà dõi mắt xem có xe nào đuổi theo
phía sau không, nhưng chỉ thấy bụi mù đất đỏ. Đến bến
sông Mekong, xe thắng gấp, mọi người vội vàng khuân đồ
đạc ra khỏi xe dưới ánh nắng gay gắt, nóng như thiêu đốt.
Ông Xuân đi mướn thuyền, xin giấy qua sông, cho bớt đồ
đạc vì không thể đem theo hết được, còn chiếc xe hơi có
người mua, bán rẻ 100 đô.
Con thuyền chòng chành, từ từ rời bến, cuộc sống lưu vong
bắt đầu từ đâỵ Hà nhìn dòng nước đen ngòm, nhấp nhô bên
dưới, mà thấy chao đảo, buồn nôn, Hà nhắm mắt lại, buông
xuôi, mặc số phận đẩy đưạ
Bên kia sông là địa phận tỉnh Nông Khai, nhà ga xe lửa cách
bến sông một quãng ngắn. Mua vé xong phải ngồi đợi đến
sáu giờ chiều mới có chuyến, sự chờ đợi dài như một thế kỷ.
Tại đây gặp một số nhân viên khác của tòa Đại Sứ, nâng
tổng số đoàn người lên đến 30.
Tiếng còi tàu vẳng lại mỗi lúc một rõ. Mọi người thở phào
nhẹ nhõm, đám trẻ thì hớn hở, vẫy tay reo mừng… Thế là
thoát! Đoàn người chiếm hết cả một toa tàu rộng. Sau một
ngày vất vả, lo âu, người thì ngả lưng trên ghế, chợp mắt lấy
lại sức, kẻ thì ngấu nghiến ăn cho đỡ đóị
Ông Xuân đề nghị hát Quốc ca lần cuốị Mọi người bật dậy,
nghiêm trang, đăm đắm nhìn vào khoảng đen thăm thẳm
trước mặt tìm một ánh lửa quê hương… Tiếng hát dồn dập,
bừng bừng… đầy oai hùng, bất khuất của một dân tộc đã
bao lần phải hy sinh xương máu để giữ nước…
Hát xong bài kế tiếp, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”,
mọi người buồn và mệt rũ, tìm quên trong giấc ngủ. Chú Lễ
vẫn ôm đàn guitar, đánh từng nốt rời rạc và giọng nức nở,
đứt quãng: “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồị Còn gì
đâu nữa, mà giữ cho người…” Bài “Nghìn Trùng Xa Cách”
của Phạm Duy chưa bao giờ não nuột và thấm thía đến như
vậy, cả toa tầu câm nín, đau đớn.
Hà ngồi sát thành cửa sổ, gió phần phật, thổi tung tóc,
những sợi tóc sắc như dao cứa vào mặt thật đaụ Hà khóc
nấc…
Hà choàng tỉnh dậy bởi những âm thanh hỗn loạn. Con tàu
đang tiến vào sân ga cũ kỹ, đông nghẹt ngườị Bà Xuân trải
chiếu ngay trước cửa nhà ga để mọi người ngồi nghỉ trong
lúc ông Xuân và chú Lễ đi gọi xe của tòa Đại Sứ VN tại
Bangkok đến đón. Đoàn người thê thếch như một lũ ăn
mày, lôi cuốn sự hiếu kỳ của người qua lạị Chắc họ cũng
biết đây là đám người Việt vừa chạy thoát từ Lào sang, vì
thấy họ nói chuyện với nhau, nhắc đi nhắc lại hai chữ Việt
Nam.
Một lát sau có chiếc xe buýt màu vàng, dùng để chở học
sinh, trờ tớị Mọi người như chết đuối vớ được phao, hấp
tấp lên xẹ Hà xao xuyến vẫy tay chào tạm biệt sân ga hiền
hòa, nhỏ bé, thu mình dưới hàng phượng vĩ đỏ ốị
Xe vừa quẹo vào con đường nhỏ, lối sau của tòa Đại sứ VN,
đã thấy người ra vào tấp nập, xôn xao, hỏi ra mới biết là
ngày mai tòa Đại Sứ phải đóng cửa để bàn giao lại cho
chính quyền mớị Sau khi điền đơn để xin tị nạn ở Mỹ, mọi
người kéo nhau về tạm trú ở khách sạn gần đấỵ Ông Xuân
mua thức ăn đem về phòng. Cả nhà vừa ăn vừa dán mắt vào
chiếc tivi, chiếu đi chiếu lại cảnh dân chen lấn lên xe buýt,
chen lấn trên nóc tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, bám vào thang
dây của chiếc trực thăng đang cất cánh,… và kìa giữa con
phố vắng tanh, những chiếc xe tăng T-54 của Cộng Sản
đang lừ lừ, ngạo nghễ tiến vào dinh Độc Lập. Lòng Hà đau
như cắt, quê hương diệu vợi, tan tác, đau thương, theo ám
ảnh Hà trong những giấc ngủ mê đắm, nặng chĩụ
Vừa ăn trưa xong thì có người chạy lên dục phải đến tòa Đại
Sứ gấp, ba giờ chiều sẽ có xe buýt chở đến căn cứ quân sự
của Mỹ tại Utapaọ Thế là lại cuống quýt thu dọn, lại phải
bỏ bớt đồ đạc lần nữa vì quá nhiều, quá cồng kềnh. Cả
khách sạn náo loạn vì tiếng gọi nhau ơi ớị Chủ khách sạn
tội nghiệp dân chạy loạn, không lấy tiền phòng.
Đến nơi đã thấy đông nghẹt người đang hối hả lên ba chiếc
xe buýt vàng. Ở góc sân, đống tài liệu cao ngất đang cháy
dở. Sau khi ông Đại Sứ Mỹ tại Bangkok chúc lành, ba chiếc
xe buýt nối đuôi nhau lăn bánh ra khỏi thành phố. Xe chạy
vòng quanh núi, hai bên đường cây xanh ngát. Trời dần dần
tối, hoàng hôn ửng đỏ, lấp lánh trên mặt nước, đẹp lộng lẫỵ
Hà co ro vì gió lùa qua khe cửa mát lạnh, nhớ nhà da diết.
Vì vấn đề an ninh, xe chạy vòng qua phố nhiều lần, đến
Utapao thì đã nửa đêm. Mọi người quá mệt mỏi nhưng rất
vui mừng khi gặp các anh phi công chạy ra đón. Ông bà
Xuân hỏi thăm Đức, không ai biết chàng, nhưng họ cho biết
có một số trực thăng đã bay thẳng ra Đệ Thất Hạm đội Mỹ ở
ngoài biển Nam Hảị Hà chẳng thiết ăn bữa cơm Mỹ đầu
tiên, ra giúp những phi công đem nệm và khăn trải giường
vào hangar, sắp đặt chỗ ngủ cho người tị nạn. Refugees –
tên gọi này bây giờ là một phần lý lịch của đời nàng.
Hôm sau lại đi, mấy trăm người lên chiếc C130, ngồi bệt
xuống sàn tàu, hai tay nắm chặt dây an toàn, máy bay nhồi
xóc, chao đảọ Khoảng nửa đêm đến Guam. Đoàn người,
quần áo mong manh, co ro, lầm lũi đi trong khí trời se lạnh.
Phi trường ngổn ngang những chiếc phi cơ cục mịch. Bầu
trời bao la, thăm thẳm, đen kịt, đầy sao, thật gần và thật
thấp, như một cái lồng bàn vĩ đại đổ chụp, giam hãm lũ
người tha hương. Hà lao đao chực ngã phải dựa người vào
Phượng. Sau khi làm giấy tờ và thủ tục xịt thuốc sát trùng là
một lớp bột trắng xóa, mọi người lên xe buýt đến trại tập
trung Orote Point vào đầu sáng.
Cả một vùng đất đỏ khô cằn, rộng lớn, trơ trụi với những
dẫy lều vải ngay ngắn, thẳng tắp. Trong lều chơ vơ vài cái
giường vải với mấy cái chăn màu xanh rêu đậm, và chỉ có
thế, Hà bàng hoàng, chán nản, vật mình nằm xuống…

 

April 10, 2020