Tuỳ Bút Tìm Tư Do của Văn Thi Sĩ Ngọc Hạnh

Chị Ngọc Hạnh vắng bóng rất lâu trên Diễn Đàn, hôm nay HT xin giới thiệu một bài Tùy bút thật đặc biệt của chị dưới hình thức hồi ký của một quân nhân.
Có thể một cựu quân nhân quân lực VNCH đã kể lại cho chị viết dùm, còn nếu là hư cấu thì chị quá xuất sắc khi những chi tiết chị tưởng tượng quá sống động, xác thực không khác gì những câu chuyện đau buồn đã sẩy ra. Xin mời quí vị thưởng thức.
Thân mến – Hồng Thủy


Tìm Tự Do

Tháng tư là mùa Xuân Hoa kỳ, mùa đẹp nhất trong năm. Khí hậu ôn hòa, cây bắt đầu có lá non sau mấy tháng dài trơ cành trụi lá. Hoa Xuân rực rỡ đó đây khoe hương sắc: uất kim hương đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng, hoa thủy tiên vàng tươi, hoa đỗ quyên hầu như nhà nào cũng có nhiều hay ít. Hoa dogwood hồng và trắng nhởnnhơ đầy cành. Chim hót véo von, nhảy nhót tung tăng,bướm là đà vờn quanh các bụi hoa màu sắc xanh đỏ. Nhà nhà cỏ non xanh mướt . Cảnh thiên nhiên ai cũng khen đẹp nhưng với tôi tháng tư chẳng đẹp chút nào, trái lại là khác. Nó nhắc tôi nhớ đến những chuyện “ không thể nào quên”dù cách đây gần ½ thế kỷ,khi miền Nam Viêt Nam đổi chủ. Thời kỳ ấy một số đồng bào miền Nam đang có nhà thành người vô gia cư…Quân nhân công chức các cấp đi học cải tạo. Gia đình vợ con nheo nhóc, khó khăn nhất là những vị chỉ sống nhờ lương chồng…

Tôi một sĩ quan Quân lực VNCH đơn vị nằm ở ngoại ô Saigon. Sáng xe đến đón đi, chiều đưa về cùng với một số cố vấn Mỹ nhưmột công chức. Nhà tại Saigon nên đi lại cũng tiện. Thời kỳ đóvùng xa dọc quốc lộ có khi bị đăt mìn, bắn sẻ, nhưng thủ đô vẫn an toàn, không bị đich quân quấy nhiểu. Sinh hoạt bình thường, trẻcon đến trường, chợ búa an ninh, buôn bán sầm uất. Các nơi giảitrí vẫn tưng bừng náo nhiệt như thời bình dù các nơi xa xôi nhưcao nguyên miền Trung hay thôn quê các tỉnh nhỏ chiến cuộc cóphần gia tăng. Thực tình chúng tôi cũng tự hào là chặn đứng đượccác kế hoạch xâm nhâp, phá rối thủ đô của địch quân, giữ thànhphố an toàn, và xây dựng thêm cho thủ đô miền Nam ngày càngxinh đẹp hơn. Các binh chủng quân lực VNCH chúng tôi thực sựđã làm cho các cố vấn Mỹ khâm phục vì tình huynh đệ chi binh ở tiền tuyến và sự siêng năng chuyên cần của quân nhân các cấpnơi hậu phương.

THÁNG TƯ ĐEN, TÙ CẢI TẠO

Mọi sự tốt đẹp cho đến ngày 30/4/75 chúng tôi gọi là tháng tư đen, có lệnh quân nhân buông súng đầu hàng, một số tướng lãnh tuẩntiết, một số bỏ đi ra ngoại quốc. Cờ đỏ sao vàng bay trên cột cờtrước công sở, trường học. Các cô, các bà bỏ áo dài mặc áo bà bađi làm, đi dạy giống như quý vị miền Bắc. Các công chức, giáo sư, giáo viên, học trò… bắt buộc đi làm thủy lợi. Các biểu ngữ “laođông là vinh quang” được treo trên tường các công sở, trườnghọc… Có lệnh đổi tiền, nghèo giàu cũng đổi số tiền bằng nhau. Gia đình nào cũng nghèo. Công chức, quân nhân nghèo xơ nghèo xác.

Có lệnh quân nhân các cấp đi học tập, cấp úyhọc 10 ngày, cấp tá 30 ngày. Tôi cũng như cácanh em khác chuẩn bị hành trang đến điểm tậptrung theo lệnh chánh quyền đia phương. Tôikhông trốn ra nước ngoài dù có phương tiên,chẳng phải vì gia đình mà vì các anh em thuộccấp, không đành ra đi khi số lớn anh em còn ở lại. Đi học 30 ngàyngắn ngủi, tôi dặn dò gia đình, mang túi nhỏ đến trường DonBosco trình diện. Chỉ ở đó ban ngày, tối họ dồn lên xe bít bùng chởđến trại tù Long Giao.

Nhưng không phải 30 ngày đâu các bạn ạ. Tôi ở tù gần 4 năm, trảiqua 2 trại tù với cả ngàn sĩ quan khác. Quần áo tôi tả tơi, chúng tôiphải dùng bao đựng cát che quanh các công sự, may thành quầnáo. Ban đêm gió rét buốt da may là có mang cái poncho thườngdùng làm áo mưa nhưng chẳng thấm vào đâu. Ăn uống thiếu thốn, làm việc nặng, người nào cũng gầy gò xanh xao. Hàng ngày cácbạn tù và tôi phải cho tay vào hố lấy phân người để tưới rau. Đó làcông việc nhẹ nhàng. Chúng tôi còn dùng tay không đi gỡ mìn cácnơi với sự chỉ định của bọn CS… Ngày trước chúng ta có máy dòmìn nên tháo gỡ an toàn, nay nhiều người chết vì công việc này.

Công việc sau cùng của tôi là vào rừng đốn tre ở Suối Máu. Mùahè trời nóng như đổ lửa, mùa đông gió rét tận xương tủy nhưnganh em tù cũng tiếp tục công việc nặng nhọc lên dốc xuống đồi, ravào rừng mỗi ngày đốn và mang tre về. Tuy nhiên được tự do hơnchút it, cán bộ CS không quá gắt gao, miễn hết giờ phải đạt chỉtiêu, đốn đủ số cây ấn định. Có lẻ họ nghĩ bọn tù chúng tôi sau 3 năm “cải tạo” đã chịu kỷ luật, vào khuôn khổ rồi nên không khắt khenhư trước.

TRỐN TRẠI & VUỢT BIÊN

Một hôm tôi đang đi đốn tre chợt có người làm rừng chay xe Hondangang dừng lại mừng rỡ chào và gọi tôi là “ông thầy”. Mới đầu tôingỡ công an chìm, nhưng sau cuộc trao đổi ngắn ngủi tôi biết đúnganh là lính của đơn vị. Anh biết tôi nhưng tôi không biết anh ta vìđơn vị có nhiều binh sĩ. Anh hói có trốn trại thì anh giúp. Dĩ nhiêntôi đồng ý dù biết nếu bị bắt là tử hình. Anh ta vội vàng mở cốp xelấy bộ quần áo tương đối sạch bảo tôi nhanh nhanh thay và bỏ bộđồ cũ, lên ngồi phía sau xe gắn máy. Anh len lỏi theo con đườngvắng sau cùng đưa tôi đến bến xe lam Biên Hòa – Saigon, dúi cho40 đồng để trả tiền xe lam. Anh nói đi xe đò có khi bị xét giấy tờ, xelam an toàn hơn. Anh không cho tôi biết tên có lẽ phòng trườnghơp tôi bị bắt lại. Đến Saigon tôi ở nhà người bà con, mỗi nhà mộtngày, không ra đường, không về nhà cho đến khi người bà con liênlạc đóng 12 lương vàng cho tôi vượt biên. Tôi được người dẫn mốiđưa ra Vũng Tàu trốn trong nhà quen của họ 1 ngày trước khi vượtbiên. Hôm sau khoảng 4 giờ sáng tôi lên chiếc thuyền dài 15 métđậu ở Vũng Tàu cùng 80 người khác rời bỏ quê hương, giao tínhmệnh cho chủ thuyền và biển cả.

Thuyền đi đươc gần 1 ngày bị tàu tuần phát giác. Tài công chạyhết tốc lực, thật là chạy trối chết cho đến hải phân quốc tế, máy hư.Chúng tôi thấy có nhiều tàu lớn xa xa nhưng chẳng tàu nào cứuvớt. Lại còn bị bão, thuyền trồi lên hụp xuống theo lượn sóng nhưchiếc lá tre giữa dòng sông. Các thanh niên lo tát nước ra khi sóngcao nước tràn vào thuyền. Môt số người say sóng ói mửa nằm xuôixị. Được 7 ngày thuyền hết thức ăn, phải vớt rong biển và cá sốngăn cầm hơi. Những con cá duồng phóng lên rớt vào thuyền chia nhau ăn. Hết nước ngọt, lấy nước biển nấu thành hơi nước, chia cho mỗi người vài muỗng cà phê. Máy hư thuyền trôi lênh đênhtrên biển. Chúng tôi lấy mền làm buồm căng lên cho tàu theo gió vềphía Phi luật Tân. Tiếng niệm Phật, đọc kinh vang lên lúc đầu giảmdần vì mòn mỏi, không còn hơi sức.

Đến ngày thứ 29 mới có tàu vớt đưa về Singapore. Lúc ấy đã 20 người đã chết vì đói, bệnh và được thả xuống biển thủy táng saukhi gói gọn thi hài trong cái chăn rộng. Có người hỏi làm sao chúngtôi sống sót trong từng ấy ngày không thức ăn. Xin thưa người chếtphần lớn là khách đóng tiền vượt biên và trẻ con. Chủ tàu, chủ bãihọ dấu thưc phẫm cho gia đình ăn lén tí chút cầm hơi.Tính rachúng tôi đã thấy 49 chiếc tàu lớn trước khi được vớt.

Chúng tôi tất cả gầy gò, kiệt sức như bộ xương biết đi. Họ cho tắmgội, thay quần áo sạch trước khi đưa về Singapore. Lúc ấy tôi mớiviết thư về gia đình cho biết là đến xứ tự do.

Nhớ lại năm xưa rời nước nhà,

Thuyền bé người đông giữa phong ba .

Bụng rỗng, môi khô người mệt lả,

Ngỡ là thần chết mang đi xa…

TRẠI TẠM TRÚ SINGAPORE

Trước khi đến trại tạm trú họ cho các thuyềnnhân vào thẳng bệnh viện. Có lẽ họ thấyngười nào cũng xanh xao ốm gầy nhưngười bệnh. Sau khi khám và ăn uống đầyđủ, họ đưa mọi người về trại tạm trú vốn là cư xá sĩ quan ngoạiquốc ngày trước, rộng rãi, sạch sẽ, vườn hoa, sân cỏ đẹp quá sứcnhư cõi thần tiên đối với chúng tôi.

Ngoài việc nuôi ăn chúng tôi được chu cấp 1,50 $ môt người mỗingày để đi xe bus thăm thú phong cảnh Singapore. Dân Singaporetự động mang bánh, trái cây, quần áo vật dụng đến tặng. Tôi maymắn liên lạc được với vị cố vấn Mỹ làm trong đơn vị ngày xưa. Ônglo tất cả giấy tờ và 3 tháng sau tôi rời Singapore đến Hoa kỳ. Chínhvị cố vấn này giúp tôi buổi đầu, tìm nhà ở, việc làm ở vùng Hoathịnh đốn.

Tôi đi làm sau 2 tuần đến xứ Cờ Hoa, có lẽ nhờ trước kia tôi đã du học tại Hoa kỳ rồi. Tính ra đến nay hơn 40 năm nhưng kỷ niệm vớigia đinh, các bạn đồng tù, người lính cũ vô danh cùng đơn vi giúptôi trốn tù vẫn âm ỉ trong lòng nhất là vào những dịp đầu năm vàngày quốc hận. Việc làm liều lĩnh của lính cũ đã cứu mạng tôi, chắcgì tôi sống sót nếu ở tù thêm 5, 10 năm nữa?

Với tình trạng đất nước hiện nay chắc tôi không còn cơ hội đưanhà tôi về Việt nam ăn Tết, thăm phần mộ ông bà và tìm người ơncũ. Tôi xin cầu nguyện cho đồng bào quê nhà gồm người lính vôdanh luôn được bình an, âm no, hạnh phúc.

Ngọc Hạnh


– Last updated on April 25, 2022 by B-Lien (Em Bien Hoa)

April 25, 2022