Nguyễn Phương Thuý

Tháng Tư Bất Tận

 

Tháng tư trời đất đổi thay

Việt Nam bỗng chịu đọa  đày vì đâu

Tháng Tư dân khóc thảm sầu

Trần gian khổ ải giải dầu lầm  than

 

 

Tháng Tư xã hội tang hoang

Tự do, dân chủ cũng mang cái gồng

Tháng Tư túa chạy biển Đông

Vượt biên, vượt biển chết chồng lên nhau

 

Tháng Tư gợi mãi niềm đau

Tấm thân lưu lạc vẫn sầu ly hương

Tháng Tư chưa hết đoạn trường

Chưa vơi nỗi nhục, mối hờn chiến tranh

 

Tháng Tư đoàn kết em, anh

Tháng Tư thắp lửa đấu tranh kiên cường

Tháng Tư mộng ước còn ươm

Ngày về cố lý, cờ giương vàng trời

                                Nguyễn Phương Thuý

CHÚC MỪNG

Nhà văn  KHÁNH HÀ, phu quân của  văn thi sĩ  PHƯƠNG THUÝ thắng 2 giải của 

INDIES BOOK OF THE YEAR dành cho TÁC PHẨM xuất bản năm  2019

PHU QUÂN của HỘI VIÊN THÂN HỮU VBHNVĐBHK PHƯƠNG THUÝ là

NHÀ VĂN KHÁNH HÀ (con trai của nhà CÁCH MẠNG HÀ THÚC KÝ) có

TÁC PHẨM Mrs ROSSI’S DREAMS (VIẾT BẰNG ANH NGỮ) ĐÃ THẮNG 2 GIẢI CỦA

INDIES BOOK OF THE YEAR dành cho TÁC PHẨM xuất bản NĂM 2019.

  • Silver(giải 2) về Tiểu Thuyết Lịch Sử

  • Bronze(giải 3) về Tiểu Thuyết Chiến Tranh và Quân Sự

Thành quả này không chỉ là NIỀM HÃNH DIỆN cho gia đình TÁC GIẢ mà cũng là NIỀM HÃNH  DIỆN CHUNG CHO CÁC NHÀ VĂN VN nói riêng và CỘNG ĐỒNG VN nói chung.

Xin CHÚC MỪNG NHÀ VĂN KHÁNH HÀ, Hội Viên PHƯƠNG THUÝ và toàn gia.

Thân mến

Hồng Thuỷ

Đại diện BAN CHẤP HÀNH và TOÀN THỂ HỘI VIÊN VBHNVĐBHK

CHÚC MỪNG

Nhà văn  KHÁNH HÀ, phu quân của  văn thi sĩ  PHƯƠNG THUÝ thắng  giải của INDIES BOOK OF THE YEAR dành cho TÁC PHẨM xuất bản năm  2019.

Nhà Văn KHÁNH HÀ phu quân của văn thi sĩ PHƯƠNG THUÝ, “BÀ BẦU” của Diễn đàn Cô Gái Việt và cũng là hội viên VBVĐBHK lại vừa trúng giải thưởng Truyện ngắn 2020 WILLIAM FAULKNER Literary competition với tác phẩm THE WOMAN-CHILD.

Ngoài ra 2 truyện ngắn: The SILENCE of MEMORY và The YIN WORLD of LOVE được vào CHUNG KẾT cho giải thưởng CHESTER B HIMES MEMORIAL Fiction Prize, sẽ có kết quả vào tháng 10. Cầu chúc anh KHÁNH HÀ sẽ trúng thêm giải thưởng này nữa.

Chúc mừng Nhà văn KHÁNH HÀ và PHƯƠNG THUÝ cùng toàn gia.

Xin Cám ơn anh KHÁNH HÀ đã mang lại niềm hãnh diện cho các NHÀ VĂN VN nói riêng và CỘNG ĐỒNG VN nói chung.

Thân mến,

Hồng Thuỷ

.

CHÚC MỪNG TIN TỐT

(Kính tặng văn sĩ Khánh Hà, phu quân Phương Thúy)

 

CHÚC MỪNG Hồng Lạc nở kỳ hoa

TIN TỐT “Woman’s Child” chẳng ngoa

PHƯƠNG THÚY phu quân tài hiếm sánh     

KHÁNH HÀ văn sĩ bút khôn so

NHÀ NAM mặt rạng huy chương lớn

ĐẤT MỸ danh đề giải thưởng to

KHẮP CHỐN hương nồng bay tỏa ngập

CÙNG VUI hãnh diện…ké chung đò

 

Phương Hoa – Sep 27th 2020

Thưa các anh chị,  Xin báo tin mừng Nhà văn KHÁNH  HÀ phu quân của hội viên PHƯƠNG THUÝ kỳ này lại đoạt giải đầu và được C&R Press nhận xuất bản tập truyên ngắn gồm 10 truyện, khoảng 250 pages vào mùa thu 2021.

C & R Press today announced the winners of its 2020 Poetry, Fiction, and Nonfiction. In the fiction category, the winner is Khanh Ha’s story collection “A Mother’s Tale and Other Stories.”

 Slated for publication in the  Fall 2021, it is praised by the publisher:

 “This was a decided favorite among readers and the unanimous choice. We could go on but A Mother’s Tale is poignant, illustrates a tremendous understanding of voice, and, while casting a sharp eye on the tragedy of war, is hauntingly beautiful  in many ways “

Xin chia vui với NHÀ VĂN KHÁNH HÀ, Văn Thi SĨ PHƯƠNG THUÝ và toàn gia về thành công vượt bực của anh KHÁNH HÀ trong VĂN NGHIỆP.Cũng xin cám ơn anh đã làm rạng danh cho giới VĂN THI SĨ VN nói riêng và CỘNG ĐỒNG VN nói chung.

Thân mến

    Hồng Thuỷ    

Khánh Thúc Hà (KHANH HA)

Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ

Phương Hoa

(Bài đã đăng trên Việt Báo: https://vietbao.com/p301420a305547/khanh-thuc-ha-khanh-ha-ngoi-sao-viet-toa-sang-tren-vom-troi-van-hoc-hoa-ky )

Nhà văn Khanh Ha (Hà Thúc Khánh)

Vừa qua, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VNHNVĐB HK) mà tôi tham gia, nhận được một tin vui thật lớn, làm rộn ràng cả diễn đàn Văn Bút.  Đó là tin văn sĩ gốc Việt Hà Thúc Khánh (Khánh Hà), phu quân của thành viên Văn Bút văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, đã đoạt cùng lúc hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ chỉ cách nhau có một tháng.  Giải truyện ngắn “2020 WILLIAM FAULKNER Literary Competition” hồi tháng 9, và đến nay, gần cuối tháng 10, anh lại đoạt tiếp giải “THE 2020 ORISON ANTHOLOGY Award in Fiction” trong cùng một tác phẩm, “THE WOMAN-CHILD.”

Ngoài việc cùng chung sinh hoạt trong Văn Bút VNHNVĐB HK, tôi còn là thành viên nhóm Cô Gái Việt (CGV) cũng ở Hoa Kỳ, một diễn đàn quy tụ toàn nữ văn, thi, nhạc sĩ Việt, do Phương Thúy điều hành. Cô cũng là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tuyển Tập Cô Gái Việt, phát hành mỗi năm một lần, gồm những bài viết của thành viên CGV trên nước Mỹ và thế giới, với mục đích góp phần bảo tồn Việt Ngữ và giữ gìn văn hóa Việt Nam nơi hải ngoại, v.v.  Nhờ vậy, tôi mới có dịp may được quen biết nhà văn Khánh Hà (Nv KH). Xin kính chia sẻ cùng quý độc giả cuộc trao đổi đầy thú vị dưới đây giữa người viết và Nv KH:

Thưa anh Khánh Hà,

Trước hết, Phương Hoa xin trân trọng chúc mừng anh đã đoạt được hai giải thưởng văn học giá trị vừa rồi, và cám ơn anh dành cho P. Hoa cuộc đổi trao, chia sẻ thật đặc biệt, thật vinh dự này.  Là một người viết văn tiếng Việt, và chỉ mới bắt đầu tập tò viết chút ít tiếng Anh gần đây, nên P. Hoa vô cùng khâm phục sự thành công tuyệt vời mà anh giành được khi hội nhập vô dòng chính của văn học Hoa Kỳ. P. Hoa xin phép được hỏi anh đôi điều, mong anh vui lòng chia sẻ để độc giả Việt Báo và bà con đồng hương Việt khắp nơi cùng chia vui với anh.

Nv KH: Xin cám ơn chị P. Hoa đã có nhã ý giới thiệu tôi, một Vietnamese American writer, cho độc giả Việt Báo. Rất hân hạnh được tiếp chuyện với chị hôm nay.

  1. Hoa: Dạ cám ơn anh. Thưa anh, xin anh cho biết thêm chi tiết về hai giải thưởng truyện ngắn của WILLIAM FAULKNER Literary Competition” và “ORISON ANTHOLOGY Award in Fiction” đã trao cho tác phẩm “THE WOMAN-CHILD” cùng giá trị văn học của chúng, và lý do tại sao anh dự thi hai giải thưởng ở hai nơi lại cùng một tác phẩm? Và nếu tiện, xin anh tóm tắt đôi điều về tác phẩm “THE WOMAN-CHILD” đã đoạt giải?

Nv KH: Thưa chị, giải William Faulkner Literary Competition trao giải nhưng không xuất bản truyện đoạt giải; còn giải Orison Anthology Award in Fiction sau khi trao giải sẽ xuất bản truyện—lịch trình là mùa thu năm 2021. Tóm lại, không có sự mâu thuẫn hay bất đồng giữa hai giải về sự đệ trình của mỗi truyện tranh giải. Truyện “The Woman-Child” được tóm lược như sau:

Set in Vietnam 20 years after the end of the war in a coastal  habitat being ruined  by modern  aquaculture industry, “The  Woman-Child” tells a story of a tender relationship between Vietnam-born Minh who as a Vietnamese expatriate living in the United States visits the country as a graduate student, and a young local girl who lives  on the  seaside with its  ever-present ocean and its ecological beauty, set against a backdrop of the Vietnam’s environmental degradation caused by shrimp aquaculture, when half a million hectares of coastal mangrove forests had been razed to become prawn farms to feed the American market.

 

(P.Hoa xin tạm dịch: Truyện lấy bối cảnh ở Việt Nam, 20 năm sau chiến tranh, trong một môi trường sống ven biển đang bị hủy hoại bởi kỹ nghệ thủy sản tân tiến. “The Woman-Child” kể câu chuyện về mối quan hệ mong manh giữa nhân vật tên Minh, một Việt kiều Mỹ, sau khi tốt nghiệp trở về thăm quê hương, và một cô gái trẻ địa phương sống ven biển với đại dương mênh mông cùng vẻ đẹp sinh thái thiên nhiên tự thuở nào của nó, giờ đây phải đối diện với sự suy thoái môi trường tại Việt Nam do kỹ thuật nuôi tôm, khi nửa triệu mẫu rừng cây đuốc ở ven biển đã bị san bằng để làm khu nuôi tôm cung cấp cho thị trường Mỹ.)

  1. Hoa: Tuyệt vời. Thưa anh, ngoài hai giải thưởng này ra, theo chỗ P. Hoa được biết, anh đã từng nhận “không biết cơ man nào” (cười) thành tích. Ví dụ như, 7 lần anh được đề cử vào giải “Pushcart Prize,” một giải thưởng văn học được vinh danh nhiều nhất nước Mỹ kể từ năm 1976, là hội văn học mà hầu hết các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, viết tiểu luận nổi tiếng ở Hoa Kỳ tham gia từ 1976 cho đến nay. Rồi thì tác phẩm của anh cũng từng vào chung kết giải thưởng “The Mary McCarthy,” “Many Voices Project,” “Prairie Schooner Book Prize,” “The William Faulkner-Wisdom Creative Writing Award,” là những giải thưởng nổi tiếng, và giải “The Sand Hills” dành cho sách hư cấu hay nhất, tiếp đến là giải “Robert Watson” của Greensboro Review về tiểu thuyết hay, và còn nữa… Ôi, đúng là đếm muốn… hụt hơi luôn rồi (cười). Nhờ anh điều chỉnh lại cho đúng, bổ sung thêm những giải thưởng P. Hoa nêu còn thiếu trong danh sách này? Vì P. Hoa biết còn nhiều giải thưởng khác chưa được cập nhật. Đặc biệt, xin anh cho biết, giải thưởng anh nhận đầu tiên là giải thưởng gì? Nhận được năm nào? Và tác phẩm đó tên là gì?

            Nv KH: Cám ơn chị đã quá khen, và cũng xin cám ơn chị đã liệt kê đầy đủ. Sự thật là tất cả các giải thưởng đều nặng phần chủ quan, từ giải thưởng nhỏ đến giải thưởng lớn. Nếu có tâm đầu ý hợp với ban giám khảo—on the same vibrations—thì tỷ lệ thắng sẽ cao hơn, với điều kiện tiên quyết là sáng tác phải có giá trị. Tin vui thường đến rất bất ngờ vì có lẽ những gì mình mong muốn thường không bao giờ đến. Giải thưởng văn chương đầu tiên tôi nhận được là Robert Watson Prize, năm 2013 (see link in blue). Truyện ngắn nhan đề Heartbreak Grass (see link in blue).

  1. Hoa: “Nếu có tâm đầu ý hợp với ban giám khảo” Nghe “ngồ ngộ” nhưng có lý lắm! (smile). Thưa anh, trong tất cả những giải thưởng của anh, giải thưởng nào mà anh tâm đắc nhất? Giá trị cao nhất? Có kỷ niệm nào đặc biệt đáng nhớ, vui buồn, trong những lần anh được giải, hoặc nhận giải, hoặc khi viết về tác phẩm?

            Nv KH: Hai truyện ngắn tâm đắc nhất của tôi là “Heartbreak Grass” và “The Woman-Child.” Trong mỗi truyện người đọc có thể cảm nhận được sự linh động chân thành của những nhân vật và qua bối cảnh của truyện. Thưa chị, viết truyện đã khó thì đoạt một giải văn chương càng khó hơn. Cá vượt vũ môn trong thực tế chỉ là một ảo tượng cho biết bao nhiêu nhà văn. Nhưng tôi rất vui mỗi khi nhận được tin thắng giải mà nói theo tiếng Anh là “a pure joy.”

  1. Hoa: Dạ anh. P. Hoa đã từng may mắn đọc qua truyện ngắn “Heartbreak Grass” của anh, nói về người thương phế binh Cộng sản được gọi là “Uncle Chung,” trở về sau trận chiến với hai mắt bị mù và tứ chi đều mất hết, rất sống động và cảm động… nên anh “đánh bại” hết các tác giả khác cũng đúng thôi. Và thưa anh, P. Hoa cũng được biết, truyện “Mrs. Rossi’s Dream” của anh mới xuất bản năm 2019 cũng đã nhận quá nhiều kết quả đẹp. Anh được “Foreword Reviews INDIES” trao cho huy chương Bạc về “Historical Adult Fiction” là tiểu thuyết lịch sử dành cho người lớn, và huy chương Đồng về “War & Military Adult Fiction” tiểu thuyết chiến tranh & quân đội dành cho người lớn, và “Booklist” đã vinh danh là sách mới hay nhất. Anh có thể cho biết chút ít về quyển sách này, anh lấy ý tưởng từ câu chuyện thật hay hư cấu? Và phải mất thời gian bao lâu thì anh hoàn tất quyển sách này?

            Nv KH: Tiểu thuyết của tôi thường thành hình bắt đầu từ một hình ảnh. Hình ảnh nguyên thủy chuyển biến thành quyển sách “Mrs. Rossi’s Dream” đến từ một documentary film. Ở đó một bà đồng bóng dẫn một phụ nữ Mỹ đến một nấm mồ nơi thi thể con bà đã được an táng cách đó 20 năm. Lúc bấy giờ tôi đã sống ở đất Mỹ rất lâu và hình ảnh đó vẫn sống trong tôi qua nhiều năm nữa cho đến một hôm tôi cảm nhận được sự thôi thúc phải viết về hình ảnh đó. Trong suốt thời gian viết tôi ngỡ như mình là một đứa bé đang học những điều lạ lùng ở trái đất này, một môi trường đầy đam mê và quyến rũ, đầy những con người đủ chủng tộc, đầy bí ẩn, đầy tham lam, gian ác và hung dữ, nhưng ngược lại cũng đầy tình thương và tha thứ. Một buổi sáng sau hai năm viết liên tục, tôi bước ra ngoài và đứng nhìn cây Hương Đào đang trổ bông rực một góc nhà. Và ve sầu bắt đầu kêu.

  1. Hoa: Wow! Thiệt là phải… nín thở khi nghe anh kể (cười), vì có thể thấy sự quyết tâm, cũng như trí tưởng tượng quá phong phú của anh đã thuyết phục được độc giả Mỹ, một điều không phải dễ cho tất cả các nhà văn viết tiếng Anh, nhất là khi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Và, P. Hoa được biết anh tốt nghiệp ban Văn Chương/Báo Chí ở đại học Ohio, xin cho hỏi, anh có xử dụng bằng cấp này cho việc làm nào khác hay là anh chỉ chuyên viết văn? Về viết văn, cho tới hiện tại anh đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm? Truyện ngắn? Truyện dài?

Nv KH: Tôi không có cơ hội để áp dụng học thức của mình về ngành báo chí; nhưng cách viết của báo thật sự giúp tôi khi viết văn—hành văn của báo chí là ngắn, gọn, gãy, đủ—nói khác hơn là cách diễn đạt phải ngắn gọn và rõ ràng. Đọc Ernest Hemingway có lẽ quí độc giả sẽ thấy tính chất đó. Tác phẩm đầu tiên của tôi là “Flesh,” kế đến là “The Demon Who Peddled Longing,” và tác phẩm gần đây nhất là “Mrs. Rossi’s Dream.” Riêng về truyện ngắn thì tôi có trên 30 truyện đã xuất bản qua nhiều tạp chí văn chương Mỹ–phần lớn là những tạp chí của những chương trình Master of Fine Arts (MFA) do những sinh viên cao học quản lý và điều hành từ các trường đại học khác nhau.

  1. Hoa: Dạ, cám ơn anh. Xin cho hỏi, anh có nhà văn thần tượng nào cho phong cách viết của anh không? Và anh có thể cho biết anh có những gửi gắm gì, nhắn gửi gì cho độc giả trong những câu chuyện về chiến tranh như “Mrs. Rossi’s Dream” chẳng hạn?

Nv KH: Thần tượng về văn chương thì tôi không có; tuy nhiên tôi thích đọc Ernest Hemingway, William Faulkner, Cormac McCarthy, Robert Penn Warren. Tác phẩm “Mrs. Rossi’s Dream” hoàn toàn đứng riêng về phương diện chiến tranh. Nó chỉ mô tả sự tàn bạo vô nhân của chiến tranh và sự mất mát của chúng ta trong tình nhân loại. Là một nhà văn tôi chỉ viết khách quan nên không bao giờ có tham vọng biểu dương một chủ đề hay gởi đời một bài thuyết pháp.

  1. Hoa: Dạ anh. Nhưng dù anh có khiêm nhường mà nói thế, độc giả vẫn có thể nhận ra những “sự tàn bạo vô nhân của chiến tranh” anh mô tả trong truyện, là những nhắn gửi, những lời kêu gọi thống thiết lương tâm loài người về đạo đức, về lòng nhân, và về tình người với nhau. Cho P. Hoa hỏi tiếp, truyện đầu tay bằng tiếng Anh anh viết là khi nào, và đó là chuyện gì? Điều gì đã giúp anh “đánh đâu thắng đó” khi gửi bài dự thi? Anh đã luôn “đoán trước được chủ ý và yêu cầu của ban giám khảo?

Nv KH: Thưa chị, truyện đầu tay Anh ngữ của tôi được viết lúc tôi là một senior ở trường đại học Ohio University, Athens, trong khi theo học một khóa Creative Writing. Giáo sư của tôi lúc bấy giờ là nhà văn nổi tiếng Daniel Keyes, tác giả của tác phẩm “Flowers for Algernon.” Cuối khóa ông chọn truyện ngắn của tôi và xin phép tôi cho ông gửi đăng trên tờ tạp chí Ohio Review. Nhan đề truyện ngắn là “A Woman from Saigon.” Tôi quên gần hết câu chuyện vì cũng hơn 30 năm rồi. Về việc gửi bài dự thi và “đoán được” chủ ý lẫn yêu cầu của ban giám khảo thì tôi xin lập lại một sự thật, một chân lý cho tất cả tác phẩm dự thi: Tất cả kết quả đều dựa trên sở thích cá nhân; cho nên nếu hợp tính, hợp thẩm mỹ với nhau thì tác phẩm đó sẽ thắng.

  1. Hoa: Thưa anh, P. Hoa đã được đọc nhiều truyện ngắn tiếng Việt anh viết cho tờ Tuổi Hoa trước năm 1975. Khi đó anh còn trong tuổi học trò, mà những truyện ngắn anh viết như “Săn Người,” “Hoa Đầu Mùa,” hay “Tổ Ấm,” trên Tuổi Hoa, ngòi bút của anh khi ấy đã rất chững chạc, sắc sảo, rất hay, và đầy vẻ huyền bí không thua gì những nhà văn nổi tiếng. Một tương lai sáng lạn về văn học Việt Nam như thế, tại sao về sau ra nước ngoài anh không tiếp tục viết tiếng Việt nữa, mà chỉ chuyên viết sách tiếng Anh? Còn nữa, anh có dự định dịch sang Việt ngữ những tác phẩm của anh để bà con mình những người không biết nhiều tiếng Anh có thể đọc?

Nv KH: Thưa chị, thưở còn viết cho Tuổi Hoa tôi đang ở tuổi 13-15 và chỉ biết viết vì đam mê. Bao nhiêu năm, sau khi đã trưởng thành tôi không còn sự ngây thơ đó nữa, vì sự tự hào, dù đó là một hảo huyền, đã thúc đẩy tôi sáng tác qua Anh ngữ để đạt một số độc giả rộng lớn hơn. Việc chuyển dịch những gì đã viết từ Anh ngữ sang Việt văn đòi hỏi rất nhiều thì giờ và một tinh thần tận tụy mà tôi không làm được vì đã để hết tâm viết truyện bằng Anh ngữ. Ngoài ra, nếu muốn dịch hay thì nên để một dịch giả khác mình làm chuyện đó. Rất ít có tác giả nào tự dịch những gì mình viết.

  1. Hoa: Dạ anh nói đúng lắm. Còn điều này, P. Hoa từng đọc một bài viết dễ thương từ phu nhân Phương Thúy của anh, tựa đề là “Giận”:

(http://nguyenpthuy.jigsy.com/files/documents/0a73d5cd-ab52-4c15-991e-b054ec2934ec.pdf)  

Trong đó có đề cập đến một bài tình thơ bằng tiếng Anh, “Gasoline Rainbow” rất ngọt ngào, rất lãng mạn, anh viết cho nàng khi hai người mới yêu nhau.  Xem ra hồn thơ Anh ngữ của anh cũng khá là… lai láng (cười). Như vậy, ngoài viết sách, anh có làm thơ tiếng Anh không?

 

            Nv KH: Thưa chị có; nhưng đó cũng như so sánh một chef với một sous-chef. Tình yêu có thể gợi cảm hứng diễn đạt qua vần thơ để bắt giữ những sắc màu lãng mạn lúc đó, và tôi đã làm thơ khi tôi biết yêu. Nhưng cuối cùng tôi vẫn là một nhà văn.

  1. Hoa: Anh đối đáp duyên dáng lắm (cười). Là một nhà văn gốc Việt rất thành công trong dòng chính văn học Mỹ quốc, anh thuộc vào hàng “tiền bối” của những cây viết mới bắt đầu, anh có lời khuyên gì, nhắn nhủ gì, bí quyết gì, để dẫn đến sự thành công vượt bực đó mà anh có thể chia sẻ cho những “hậu bối” trên con đường viết lách bằng Anh ngữ, và cả những cơ hội có thể thắng giải văn chương như anh?

            Nv KH: Viết văn cũng như tập nấu ăn, thưa chị. Nếu có người chỉ dạy đó chỉ là mắm muối thêm vào thôi. Sự trưởng thành của một nhà văn đến từ chính mình, có nghĩa là viết và viết. Và đọc. Đọc nhiều để bồi bổ kiến thức cho kỹ thuật viết, và viết nhiều để tôi luyện kỹ thuật hầu tìm được tiếng nói của riêng mình. Một nhà văn không có tiếng nói đặc thù cũng giống như “generic drug” so sánh với “brand-name drug.” Nếu đây có thể xem là một lời khuyên thì xin chị chấp nhận.

P.Hoa: Dạ anh, tất nhiên đó là những lời khuyên vô giá! Câu hỏi chót là về sự nghiệp văn chương của anh: Mục tiêu sắp tới của anh là gì? Anh có dự định tranh đoạt những giải thưởng văn học nào trong tương lai? Và hiện anh có đang chuẩn bị in sách mới?

Nv KH: Tôi luôn bận với sáng tác. Lúc đang viết một tiểu thuyết thì tôi đã có một hình ảnh của sáng tác khác sau đó. Tiểu thuyết tôi vừa viết xong đã có một số truyện ngắn trích ra từ đó, đã và sẽ đăng trên một số tạp chí văn chương của Mỹ–Waccamaw Journal, Solstice Literary Magazine, Evening Street Press. Hiện tôi sắp kết thúc phần tham khảo cho sáng tác mới và sẽ bắt đầu viết vào năm tới.

  1. Hoa: Hết sảy! Chúc mừng anh! Thật là ngưỡng mộ sức viết ngút ngàn như gió cuốn, như mây bay, như nước chảy của anh, những đức tính và sự quyết tâm ấy không phải nhà văn nào cũng làm được. Và, nếu không có gì bất tiện, anh có thể cho biết anh đến Mỹ năm nào thuộc diện gì?

            Nv KH: Thưa chị tôi du học ở Ohio University, Athens, vào thập niên 70, trước khi chúng ta mất nước vào tay Cộng sản.

  1. Hoa: Dạ cám ơn anh. Để kết thúc cuộc trao đổi này, P. Hoa xin chân thành cám ơn anh Khánh Hà rất nhiều, đã bỏ thì giờ quý báu để chia sẻ nhiều điều thú vị và bổ ích cho những cây viết tiếng Anh “mầm non” gốc Việt (như P. Hoa) trong cuộc trò chuyện này. Kính chúc anh cùng gia đình vui khỏe, hạnh phúc, và riêng anh, chúc anh luôn tiến mãi trong sự nghiệp văn chương trên quê hương thứ hai này.

            Nv KH: Xin thành thật cám ơn chị. Chúc chị và gia quyến được bình an trong thời COVID-19 này.

  1. Hoa: Dạ cám ơn và kính chào anh.

Quý độc giả nếu muốn đọc các truyện ngắn Việt ngữ của nhà văn Khánh Hà đăng trên báo Tuổi Hoa trước 1975 xin mời vô những đường link sau đây. (copy link bỏ lên Google để mở)

*Truyện Ngắn: “Săn Người”  trang 79, — TUỔI HOA số 85 & 86 — Xuân Mậu Thân 1968: https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-bG0wN09Sb29aOEU/view

*“Hoa Đầu Mùa” — TUỔI HOA số 76, 1967:

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-SUExWFFMSlJRckU/view

*“Tổ Ấm” — TUỔi HOA số 52, 1966 (serialized Part 1):

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-RnRQeFdDQVdybGs/view

*“Tổ Ấm”– TUỔi HOA số 53, 1966  (serialized Part 2):

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-REl5Z0RDbGZLRmM/view

*“Tổ Ấm” — TUỔi HOA số 54, 1966 (serialized Part 3):

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-aGZ2bjhVS0tzZDQ/view

*“Tổ Ấm” — TUỔi HOA số 55, 1966 (serialized Part 4):

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-cFc3UEEzWGxEU0E/view

*“Tổ Ấm” — TUỔi HOA số 56, 1966 (serialized Part 5):

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-VjJfczJhQVZwUDQ/view

*“Tổ Ấm” — TUỔi HOA số 57, 1966 (serialized Part 6):

https://drive.google.com/file/d/0B9E44PtYv9V-aDFheFlsc2RhSHc/view

 

Phương Hoa – Tháng 10/2020

Con Chánh Tổng

 

Bà Châu đặt những đĩa trái cây đầy màu sắc, những lọ hoa cẩm chướng hồng và đỏ trên bàn thờ, rồi thắp nhang, khấn vái: “Kính thỉnh linh hồn chị Thanh về nghe kinh”.  Bà và ông Châu đọc một thời kinh cầu siêu A-Di-Đà. Xong lễ, chân bà tê mỏi, ông Châu phải dìu bà đứng lên, ngồi xuống cái ghế kê sát tường. Bà Châu nhìn tấm hình của chị Thanh trên bàn thờ vong, chép miệng:

– Chị ấy là con của Chánh Tổng thế mà khổ cả đời.

Ông Châu gật gù:

– Chức Chánh Tổng khá lớn, bao gồm một số xã ở Phủ Lý. Huyện Phú Lương lúc đó có 7 tổng: Quán Triều, Cổ Lũng, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Yên Đổ, Yên Trạch với 21 làng, bản.  Cụ có ngôi nhà ngói bẩy gian sừng sững, vườn sau rộng nhiều cây ăn trái, đất ruộng bao la. Đến mùa gặt lúa thì tấp nập, vui lắm… Không những cụ là Chánh Tổng mà còn là trưởng họ đạo ở đấy, rất được mọi người kính mến vì cụ nhân đức và hay giúp kẻ nghèo khó.

– Chị dễ nom, có khối người muốn lấy mà sao lấy anh Thanh, vừa cục mịch lại ít học.

– Cũng vì chị ấy là con một, hai cụ không muốn gả con theo chồng đi xa. Năm 19 tuổi chị ấy chồng. Anh ấy cũng là con một nhưng nhà nghèo, cùng họ đạo, chân chất, giỏi việc đồng áng, lại chịu ở rể. Cuối năm đó chị sinh cháu Loan. Sau hai lần hư thai và mất 3 đứa con, cụ bà cũng có thai cùng lúc với chị Thanh. Chúng cứ sống được vài tháng đến một năm thì lên cơn sốt, nóng ran, mê man mấy ngày rồi chết.

Cụ bà phát điên, tối tối trèo lên cây ngồi khóc tỉ tê. Chị ra kéo cụ xuống thì cụ cầm cành cây quất lia lịa vào người. Rồi cụ đi nhà thờ và cả đền chùa để xin một đứa con trai. Hơn 14 năm, lời khẩn cầu của cụ mới được đáp ứng. Cả nhà háo hức, hy vọng điềm lành, Chúa sẽ ban cho một đứa trẻ thật đặc biệt. Rồi thất vọng vì hai mẹ con đều sinh con gái: cháu Loan và dì Kiều chỉ cách nhau 2 tháng. Cụ bà chán, chẳng màng đến con thơ. Chị Thanh vừa cho con vừa cho em bú sữa, nuôi em thay mẹ.

Bà Châu phụ họa:

– Nhà có kẻ hầu người hạ đầy ra đó nhưng chuyện gì cụ bà cũng giao cho chị. Chị Thanh quần quật làm từ sáng tinh mơ đến tối mịt, vừa trông nom thợ gặt vừa lo cơm nước cho họ. Mang tiếng là con Chánh Tổng mà chị còn vất vả hơn thợ.  Anh Thanh thương vợ quá nhọc nhằn nên cũng làm cật lực… Cơ duyên nào đưa đến việc cụ Chánh nuôi anh?

– Cụ Chánh nghe tiếng anh học giỏi nhất làng Phủ Lý lại biết tình cảnh gia đình nghèo nên cụ đề nghị làm cha mẹ đỡ đầu để cho anh vào học trường Dòng của Pháp. Điều kiện vào trường Pháp khó lắm, ngoài học giỏi, có tiền, còn phải có người trong họ đạo đỡ đầu. Anh biết sức mình còn có thể học cao hơn nữa nhưng làm gì có tiền để đi học, đành nghe lời cha mẹ đi làm con nuôi của cụ.

– Trong thời gian đi học anh ở nhà cụ ư?

– Không, ở nội trú trong trường, thỉnh thoảng mới về thăm hai cụ. Mỗi lần về, hai cụ cho vài bộ quần áo mới, cho tiền học, cho ăn uống phủ phê nhưng anh lại không thấy ngon vì đã quen với các món ăn đạm bạc của nhà nghèo. Lần nào anh trở về trường, chị Thanh cũng dúi tiền cho anh, đây là tiền riêng của chị. Chị thương anh như đứa em ruột thịt.

– Hai cụ muốn anh trở thành Cha? Bà Châu thắc mắc hỏi.

– Thấy anh học dễ dàng, sau khi có Tú tài Pháp, cụ ông khuyến khích anh học cao hơn nữa thành linh mục. Nhưng gặp em rồi thì anh bỏ dòng tu, làm Cha xấp nhỏ thích hơn. Ông háy mắt, liếc bà.

Bà Châu tủm tỉm:

– Thế mà hai cụ chẳng giận em đã quyến rũ anh. Lúc mới vào Nam, mỗi tháng, anh phải đi công tác tại các tỉnh, cụ ông thường đến thăm, cho quà tụi nhỏ. Anh Đức, bạn cùng lớp với anh, lúc ấy đã thành linh mục cũng đến luôn, cứ đòi xin cho thằng Tuấn vào đạo thì muốn gì được nấy. Em gạt phăng: “Không được… Có thằng con trai đầu lòng nối dõi tông đường bên nội, đem cho Cha sao được.”

– Hai cụ tiếc chức linh mục lắm đấy, cứu rỗi được cả nhà cơ mà nhưng cụ ông tôn trọng quyết định của anh, không phàn nàn, năn nỉ. Còn cụ bà thì tiếc công của nuôi anh ăn học hơn 10 năm qua nên đối xử có phần lạnh nhạt. Chị Thanh thì vẫn thế, không để cái chức linh mục xen vào tình cảm giữa hai chị em.

Ông Châu mơ màng nhớ lại chuyện xưa ….

 

Năm 1954, gia đình cụ Chánh di cư vào Nam trước cùng với họ đạo. Cụ mà ở lại ngoài Bắc thì chắc chắn sẽ bị đấu tố vì là phú hào địa chủ.  Cụ định cư vùng Xóm Mới, ở Gò Vấp, xây hai căn nhà rộng rãi, thông nhau ở giữa, gần đầu ngõ và hướng về đền thờ Đức Mẹ to đẹp, nằm trong khoảng sân chung lót xi măng.  Bây giờ họ không gọi cụ là Cụ Chánh nữa mà gọi là Cụ Xóm Mới.  Mỗi năm, đến ngày lễ Giáng Sinh và Tết, ông bà Châu đem các con về Xóm Mới vài ngày, cũng vào nhà thờ và xem rước lễ. Hai cụ vẫn đối xử ân cần, quý mến các cháu nhưng không hề đề nghị ông bà Châu cho chúng rửa tội, vào đạo nữa.

 

Vào Nam, bỏ nghề làm ruộng, cụ bà và chị Thanh lăn vào việc bán hàng tạp hóa và sổ xố, mướn phần ngoài của một căn nhà nằm ngay mặt lộ chính đông đúc để mở tiệm. Thỉnh thoảng lại chạy hàng xách tùy theo mùa như mùa Tết thì buôn pháo, bánh mứt, … Đời sống dư dả. Việc nhà giao cả cho anh Thanh vì anh thật thà, chậm chạp lại kém giao tế nên không thể ra ngoài đời bươn chải, xông xáo buôn bán. Anh quán xuyến mọi việc thật chu đáo, nấu ăn ngon, biết sửa chữa nhà cửa và đóng cả đồ đạc nữa.

Khi chiến tranh gia tăng, buôn bán có phần ế ẩm, chị Thanh lao tâm lao lực vì các con chị đang tuổi lớn, 3 gái 2 trai, phải lo cho chúng ăn học, nhất là thằng con trai út đang ở nội trú trường Dòng để trở thành linh mục, tiền ăn học nội trú rất tốn kém. Chị một mình cáng đáng cái gánh nặng gia đình, phải vay muợn với lãi suất cao để bù đắp cho sự thiếu hụt tài chánh nhưng chị không hề than thở với ai, kể cả ông bà Châu. Mấy năm sau, cháu Loan và dì Kiều đậu Tú tài rồi đi làm công chức, có mức lương cố định, phụ giúp vào sinh kế gia đình, không phải hoàn toàn tùy thuộc vào cửa hàng xén nữa thì chị mới bớt lo nghĩ và cực nhọc.

  

Cụ bà dạo này hay đau ốm nhưng vẫn cố gắng buôn bán, chỉ khi nào bệnh nặng, lết không nổi mới chịu nằm nhà hay đi bác sĩ. Cụ ông sống khỏe mạnh, nhàn nhã, phong lưu như thời làm Chánh Tổng. Thế mà cụ ông lại không thọ bằng cụ bà. Một buổi trưa, cụ bà về nhà dọn cơm ăn, không thấy cụ ông dậy pha trà như mọi bữa. Cụ bà vào lay người, đánh thức. Cụ ông kêu nhức đầu quá, không dậy nổi. Cụ bà gọi chồng con Loan sang cõng cụ ông, đưa đi bác sĩ ngoài đường cái. Họ bảo cụ bị cảm, chích một mũi thuốc rồi cho về, cũng chẳng rõ là thuốc gì. Gần về đến nhà, chồng con Loan thấy cụ lỏng tay ôm, muốn ngã ngửa ra phía sau, nó vội vàng xốc người cụ lên, một tay bợ đít, một tay giữ lưng cụ, ráng lết về nhà… Đặt cụ lên giường, cụ xuội lơ. Nó lay người, sờ mũi rồi hét toáng lên. Cụ đã chết rồi!

Đám ma cụ khá lớn, cả họ đạo đi đưa. Ông bà Châu và các con mặc đại tang sau khi đã xin phép cha mẹ ruột của mình. Cụ bà như người mất hồn, chả thiết buôn bán gì nữa.

Chưa nguôi cơn sầu thì đứa em gái kế Loan bị đụng xe chết. Đến phiên chị Thanh ốm vì quá lao tâm lao lực và quá buồn vì cảnh nhà: một thằng đi lính không biết sống chết lúc nào, còn thằng út bỏ trường Dòng. Mấy ngày sau, chị gắng gượng ra tiệm, đôn đáo chạy hàng dù chưa khoẻ hẳn.

 

Tháng 4, 1975 Sài Gòn lên cơn sốt vì chiến tranh lan rộng. Gia đình ông bà Châu làm trong Bộ Ngoại Giao nên đi thoát trước khi Sài Gòn mất vào tay Việt cộng vào ngày 30 tháng 4. Ông bà tặng chị Thanh một số tiền lớn, giao căn nhà và tất cả đồ đạc cho chị nhưng chị không dám về đó ở. Dân di cư 54 như gia đình chị Thanh nơm nớp sợ cái lý lịch địa chủ bị lộ tẩy. Gia đình cụ Xóm Mới vẫn ở lại chỗ cũ, nhưng anh Thanh xây bít bức tường ở giữa, hoàn toàn ngăn đôi căn nhà cũ thành hai căn riêng biệt, mỗi gia đình ở riêng một căn.

 Trong nhà rỗng tuếch vì đồ đạc đã dần dần theo nhau ra chợ trời hết. Dân miền Nam trở nên đói khổ, tồi tệ sau những loạt đổi tiền, đi vùng kinh tế mới. Gia đình chị Thanh cũng chung số phận, cũng lam lũ, bần hàn. Cửa hàng xén không còn. Chủ nhà khóa cửa chạy loạn, rồi biệt tăm. Chị Thanh mất hết số hàng trong tiệm. Hai mẹ con chật vật đeo đuổi nghề buôn bán xưa: vài ống chỉ, cây kim, dăm cây bút chì, thuốc lá… và những thứ lặt vặt còn sót lại, lê lết các ngả đường mà chả kiếm được bao nhiêu.

 Anh Thanh nói chị xoay sở cho anh một số tiền để đi buôn thịt nhưng sau khi bị lừa hai lần, mất hết vốn thì anh đành chịu trận, thất chí ở nhà, loay hoay với luống rau, khoai, sắn. Ai cũng rách nát, tả tơi, cuộc sống tồi tệ hơn trước nhiều, chẳng ai giúp được ai. Đói khổ là chuyện thường. Một cuộc đổi đời bi thảm, chưa từng có trong lịch sử! Thằng con chị Thanh đi lính phải vào trại cải tạo, đứa con gái út vượt biển đã lâu không có tin tức, chắc là chết.

Cụ bà đuối sức, hai năm sau mất. Đám ma qua quít, lưa thưa. Chị Thanh tất bật mánh mung kiếm sống.

 

Dạo này chị không được khỏe, hễ ăn vào là bụng chướng, khó chịu, nhâm nhẩm đau, chỉ muốn nôn thốc tháo, da mặt vàng như nghệ, và người càng ngày càng gầy rộc đi. Chị Thanh tìm đến ông bác sĩ quen thì mới biết mình bị ung thư gan đã lâu. Chị âu sầu, phiền não, tiền ăn đã chẳng đủ thì làm sao có tiền chữa bệnh, mà dù có tiền cũng không mua được thuốc vì không có thứ thuốc nào cả ngoài thứ Xuyên Tâm Liên trị bá bệnh. Chị trở nên lạnh lùng, câm nín, dửng dưng với cuộc đời và dập vùi của xã hội mới. Chị như hòn đá vô tri vô giác, lăn lóc trong cõi đời chông gai, chấp nhận bất hạnh và số phần cay nghiệt…

 

Chị tưởng mình đã chai đá nhưng khi cầm số tiền $300 đô của ông Châu gửi về bất ngờ, chị đã òa khóc nức nở, bao nhiêu tủi nhục, cay đắng theo giòng nước mắt tuôn chảy không ngừng. Số tiền ấy đã đến đúng vào lúc gia đình chị đang trong cảnh cùng cực nhất. Chị chia cho em và các con, mỗi người một ít, có chút vốn để làm ăn. Chị sắm sửa thực phẩm đi thăm thằng Nhuận trong trại tù Long Khánh. Vừa thấy con, chỉ còn da bọc xương, chị khụy người, nước mắt dàn dụa… Níu lấy thành bàn ghế, chị cố gượng đứng lên, lắp bắp hỏi thăm con nhưng chẳng tròn câu tròn chữ… Hai mẹ con nhìn nhau, cố nuốt nước mắt ngược vào lòng… Chị nắm bàn tay khẳng khiu của con, đau xót, cứ nấc lên từng hồi… Chị khóc suốt đường về… Thật là kỳ diệu, chị về được đến nhà rồi ngã bệnh, nằm liệt giường.

 

Chị nhìn lại đời mình, không một ngày nhàn hạ, sung sướng. Những lúc tủi thân, chị ẩn mình trong xó nào đó, rấm rức khóc, rồi lại quẹt nuớc mắt mà tiếp tục làm việc như cái máy. Chị nghĩ đây là ý Chúa, cho chị những thử thách gian nan để chị thành người tốt hơn nên chị không oán than, cay cú…

Chị nằm đấy, bơ phờ, mệt nhọc, cơn đau đang hành hạ chị mà chị có yên tâm đâu, đầu óc vẫn lo lắng đến miếng cơm manh áo… Rồi chị cố nhỏm dậy, cắp nón đi.

Thế là hết nhẵn số tiền! Không còn đồng nào để đi khám bệnh. Chị chẳng ăn uống gì mà bụng cứ chướng lên như có thai, cơn đau dồn ứ đưa lên miệng, chực nôn thốc ra. Căn bệnh mỗi ngày một nặng, người chị gầy đét mà chị cố gượng, cố làm ra vẻ không sao cả.  Khi đau quá, mệt quá, choáng váng cả người, chị ngồi bệt xuống chỗ nào gần đó và mong có được một cái chết chóng vánh…

 

Hôm nay cơn đau kéo dài, chị ôm chặt bụng, thở dồn dập… mắt mờ đi, cảnh vật quay cuồng… Chị lảo đảo níu lấy cái cột… Ngồi dựa vào nhà người ta đã lâu mà vẫn chưa lấy lại sức để đi về. Chị chợt thấy con Loan hớt hải đi tìm. Chị cố gắng giơ tay vẫy con.

– Mẹ sao vậy?

– Mệt quá… Chắc phải đi bác sĩ. Có tiền cho mẹ vay?

Con Loan nhăn mặt:

– Tiền ở đâu mà có?

– Tiền cậu Châu cho con đó.

– Hết rồi. Con mua gà về nuôi rồi.

– Bán vài con.

– Gà còn nhỏ lắm, bán sẽ không được gíá. Thôi để con tìm cách khác. Con dìu mẹ về.

Đợi con Loan đưa tiền thì đã muộn. Hôm sau, chị Thanh vào bệnh viện nhưng bác sĩ đã bó tay. Cho về nhà được một hôm thì chị mất…

 

Bà Châu ngậm ngùi:

– Sống khổ như thế thì chết là giải thoát. Cũng may là chị nhận được tiền của mình rồi mới mất. Chị cũng được an ủi phần nào.

– Cả đời chị lo toan cho gia đình, sống vì người khác. Anh gần gũi với chị nhiều hơn hai cụ. Anh vẫn thấy mình đền đáp chị chưa đủ.

Ông Châu nhìn bàn thờ… bỗng phì cười:

– Chị có đạo Thiên Chúa mà mình bắt chị ngồi bàn thờ vong, nghe kinh Phật thì ngược ngạo quá.

– Bàn thờ vong của cả họ, ai mất đều lên đó ngồi, có sao đâu. Lúc ở Xóm Mới, em thấy hai cụ có bàn thờ vong lại có thắp nhang và khấn nữa đấy. Còn nghe kinh Phật, được Phật độ trì thì càng tốt chứ. Không nhẽ Chúa, Phật tranh giành linh hồn à? Mình biết kinh nào thì đọc kinh đó, chị sống khôn chết thiêng chắc hiểu lòng mình, sẽ không nề hà phân biệt…

 

Ông Châu vái chị Thanh 3 vái rồi lui ra. Bà vẫn còn loay hoay sắp xếp lại các khung hình trên bàn thờ, đĩa trái cây, lọ hoa… đợi nhang tàn rồi bà tắt đèn, tắt nến. Chăm chăm nhìn ảnh chị, bà thầm thì căn dặn: “Thôi chị về với Chúa. Đừng lưu luyến cõi trần khổ đau nữa.”

 

Nguyễn Phương Thúy

Ra Đi

                       Phương Thuý

Cộng Sản đánh phá mạnh mẽ các tỉnh miền cao nguyên.
Tình hình biến chuyển quá nhanh, càng ngày càng bi quan
hơn, lòng dân sôi động. Tháng Ba, 1975, lịnh triệt thoái cao
nguyên đã tạo kinh hoàng và hỗn loạn. Địch chiếm
Kontum, Pleiku, Quảng Trị, Quảng Ngãị Huế không còn
nữạ Quân dân uất hận, bấn loạn. Sài Gòn lên cơn sốt, dân
chúng từ các nơi đổ về, đông đúc, tấp nập. Người người lo
chạy giặc, hoặc về miệt quê hoặc xuất ngoạị Thiên hạ xô
lấn, chen chúc vào tòa Đại Sứ Mỹ xin giấy nhập cảnh. Sở
bưu điện đông nghẹt người gửi thư, chuyển đồ ra ngoại
quốc. Những người không có lối thoát thì mua thuốc độc để
sẵn, để chết khi đến đường cùng, chết với gia đình, chết toàn vẹn, vĩnh viễn thoát khỏi những đòn thù tàn bạo của kẻ
thắng trận.
Ông Xuân không về được. Ông viết thư cho bà Xuân, căn
dặn phải lên Bộ Ngoại Giao xin cho được sự vụ lệnh đoàn tụ
gia đình với ông ở bên Lào, nếu có xảy ra chuyện gì thì có
thể từ Lào đi sang nước khác, từ đó sang Mỹ, đoàn tụ với
người con trai cả, đang du học ỏ đâỵ Bà Xuân lo sợ cuống
cuồng như ngồi trên lửa vì đang có lệnh cấm xuất ngoạị
Chồng đi vắng, đám con gái còn dại, bà Xuân không biết
phải xoay sở thế nàọ Nhờ vả ai bây giờ? Nỗi tuyệt vọng
mỗi ngày một lớn.
Đức bị cấm trại nghiêm ngặt. Ôi những ngày cấm trại dài
đăng đẳng, Đức nhớ Hà quay quắt. Hình bóng Hà hôm Tết,
thướt tha trong chiếc áo dài xanh màu trời trong vắt, đôi mắt mở lớn nhìn chàng ngơ ngác và nụ cười bẽn lẽn, quanh quẩn trong trí chàng mỗi phút giây, ru chàng vào những giấc ngủ vội vàng, ngắn ngủị
Tháng Ba, Đà Nẵng mất, phi đoàn 427 dem những chiếc vận
tải cơ C-7A còn lại về Tân Sơn Nhất, sát nhập với phi đoàn
429 và 431. Sau khi trình diện phi đoàn mới, Đức xin được
vài giờ phép về thăm nhà. Không kịp thay bộ đồ bay nhăn
nheo, nồng mùi thuốc súng, Đức vội vã đến thăm bà Xuân.
Đức vắn tắt kể cho bà Xuân nghe những kinh hoàng đau
thương mà Đức đã chứng kiến, rồi dục bà phải tìm cách
sang với ông Xuân hoặc về những nơi xa Sài Gòn ẩn náu
một thời gian nếu có chuyện gì xảy rạ Đức sẽ mang gia
đình mình về Vĩnh Long, tạm trú nhà của gia đình Hùng, rồi
sẽ tìm cánh liên lạc với bà saụ
Bà Xuân tiễn Đức ra cửa, lo sợ đến đờ đẫn cả ngườị Bà đã
từng sống với Cộng Sản và hiểu chúng rõ hơn ai hết, vì thế
bà tin Cộng Sản sẽ trả thù. Bà Xuân tính, đến bước đường
cùng, đành ở lại đây, thuốc độc đã có sẵn, bà sẽ cho các con
chết trước rồi bà chết theọ.
Hơn một tuần nay, ngày nào bà Xuân và Hà cũng lên bộ
Ngoại Giao để theo dõi hồ sơ, hối thúc, năn nỉ nhân viên
làm cho mau lẹ. Nhiều lúc thật nản chí vì không biết có đi
được không, bà đã nghĩ đến chuyện gả Hà cho lính Mỹ để
có cơ hội bảo trợ gia đình qua Mỹ. Bà đi vòng vòng ngoài
cổng trại Thủy quân Lục chiến Mỹ trên đường Trần Quý
Cáp đến khi có người gác cổng ra chận hỏi thì bà lại hấp tấp
rảo bước quay đi.
Bà Xuân bảo Hà chuẩn bị quần áo, thức ăn khô, soạn giấy
tờ, hình ảnh, chỉ giữ lại một số, chỗ còn lại đốt hết. Hà dấu
mẹ, nhét cuốn lưu bút của trường Gia Long vào đáy túị Hà
căn dặn các em phải sẵn sàng, mỗi đứa chịu trách nhiệm một
túi, chậm chân phải ở lại với Cộng Sản thì chết, và nhất là
không được thố lộ cho ai biết. Các em Hà mắt lấm lét, im
thin thít, không đùa giỡn, cãi nhau chí chóe như trước nữạ
Vừa thấy mẹ ra khỏi cổng Bộ Ngoại Giao, Hà hớt hơ hớt hải
chạy ra đón, hỏi to:
– Có được không mẹ?
– Được rồi con ạ.
Bà Xuân vui mừng giơ tờ sự vụ lệnh đang nắm chặt trong
tay rạ Hà tươi nét mặt, mừng rỡ ôm mẹ, thế là hai ngày nữa
sẽ được sang bên Lào đoàn tụ với bố rồị Chợt bà thấy Hà
quay mặt, thút thít, bà ôm con hỏi:
– Tại saỏ Con không mừng được gặp bố ư?
Hà quẹt nước mắt:
– Con mừng lắm, nhưng con sợ sẽ chẳng bao giờ thấy
lại quê hương.
Bà Xuân chạnh lòng nghĩ đến chuyến đi vào Nam của 21
năm về trước, một đời người hai chuyến biệt ly, còn hận sầu,
thống khổ nào hơn.
Bà Xuân để ra một số tiền cho họ hàng và tiêu dùng trước
ngày đi, số còn lại bà lên ngân hàng Việt Nam Thương Tín
đổi ra đô (dollars). Người ta chen chúc, xô lấn để được lên
trước, cái quạt dựng ở góc phòng không đủ xua đuổi hơi
người nóng hầm hập. Bà Xuân chật vật lắm mới đến sát
được ô cửạ Bà cẩn thận đưa bó tiền và tờ sự vụ lệnh cho cô
gái trẻ có đôi mắt thơ dại giống Hà.
Cô gái nhanh nhẹn đếm tiền, mặt đỏ rửng lên vì nóng:
– Bác được đi lúc này thật là may mắn lắm. Như
cháu đây và gia đình không biết sẽ ra saọ
Bà Xuân an ủi:
– Nếu nhà tôi không ở bên Lào thì tôi cũng như cô
thôị Từ Bắc vào Nam tưởng thế là xong cái họa
Cộng Sản, ai ngờ có ngày hôm naỵ
– Bác định đổi bao nhiêủ Bác nên đổi tiền dưới
một trăm đô cho mỗi người thì nhanh chóng hơn.
Nếu đổi trên một trăm đô thì phải có sự chấp
thuận của ông Chánh văn phòng, mà ông ấy
không có mặt lúc nàỵ Bác phải để giấy tờ ở lại,
khi nào ông ấy vào cháu sẽ nộp lên. Bác nên
nghe lời cháu, bị trì hoãn lúc này sẽ làm chậm trễ
giờ đi của bác hay bị kẹt ở lại luôn đó.
– Vâng tôi nghe lời cô. Cô cho đổi 75 đô cho mỗi
người nhé.
Cô gái đưa một xấp tiền đô cho bà Xuân:
– Mừng cho bác và gia đình.
– Cám ơn cô. Chúc cô và gia đình ở lại được bình
yên.
Ra khỏi ngân hàng, bà Xuân vội vã đến văn phòng Hàng
Không Việt Nam, trả tiền cho một chiếc xe buýt vào ngày
mai vì đi xe nhà sẽ bị xét hỏi lôi thôi lắm. Bà Xuân ghé tòa
Đại Sứ Lào lấy giấy nhập cảnh, rồi lên bưu điện, đánh điện
tín cho ông Xuân biết sự vụ lệnh, visa, và vé máy bay đã có;
chích ngừa và đổi tiền đã xong; sáng mai máy bay cất cánh
lúc 10 giờ và khoảng hai giờ trưa sẽ đáp xuống phi trường
Vientiane, Làọ.


Về đến nhà bà Xuân đã thấy họ hàng đến đông đủ. Bà cho
tủ lạnh, bàn ghế, quần áo, thực phẩm, tiền cho mỗi người,
cái nhà thì giao cho cô Khánh tùy nghi xử dụng, còn thùng
rượu của ông Xuân, bà lôi ra cho mọi người uống hết. Hà
pha rượu vang với đường và nước đá, ngon tuyệt, tha hồ
uống, nhưng chỉ vài tiếng sau thì mọi người say khướt, nằm
la liệt.
Bà Xuân lay vai Hà dậỵ Mới bốn giờ, trời chưa sáng hẳn,
Hà vất vả lắm mới lo xong cho lũ em còn ngái ngủ. Xe chú
Tư đến lúc năm giờ, chiếc xe to, kềnh kàng như một chiếc
xe tăng, mới đủ chỗ cho tất cả mọi người và đồ đạc. Sáu giờ
sáng ngày 26 tháng tư, rời cư xá, hàng xóm bùi ngùi chia
tay, biết còn có ngày gặp lạị Hà nhìn ngôi trường Gia Long
cổ kính im lìm trên đường Đoàn Thị Điểm lần cuối, nhớ
từng khuôn mặt bạn bè thân yêu, rồi sẽ ra sao, biết còn có
dịp thấy nhau lần nữạ Bà Xuân bảo chiều hôm qua Tú đến
tạm biệt, nó chờ mãi mà con đi phố vẫn chưa về, nó khóc
quá. Hà ân hận, chỉ vì muốn tiêu hết số tiền còn lại, Hà đã
đi mua sắm khá lâu, khi về nhà Hà đã không kịp đi tìm Tú
nữa vì sắp tới giờ giới nghiêm. Tú ơi, biết có ngày tái ngộ?
Đến văn phòng Hàng Không VN, hành lý được chuyển qua
xe buýt của hãng, họ hàng chia tay ở đâỵ Chú Tư bịn rịn,
bảo sau này Hà đừng quên chú. Cả nhà đều khóc.
Đường vào phi trường Tân Sơn Nhất được bảo vệ nghiêm
ngặt, với nhiều trạm kiểm soát và vòng đai kẽm gaị Vòng
ngoài phi trường thật hỗn loạn, có đến mấy ngàn người, nằm
ngồi la liệt, xe hơi đậu từng dẫy dàị Xe của Hàng Không
Việt Nam chở gia đình Hà không bị xét hỏi gì cả, đi thẳng
vào chỗ làm thủ tục gửi hành lý.


Người đi thì hớn hở, người ở lại thì cau có, làm việc chậm
chạp, đòi hỏi đủ loại giấy tờ, khám xét kỹ lưỡng. Bà Xuân
lấy hết chỗ tiền còn lại đút lót cho họ và nói năng mềm dẻo,
ngon ngọt để họ làm mau lẹ, cho kịp giờ baỵ
Hà bực mình, ghét những cái nhìn sống sượng, lời nói chớt
nhả, dẫn các em ra chỗ ghế ngồi đợị
Mọi thủ tục rồi cũng xong, hơn 10 giờ, máy bay cất cánh.
Hà thổn thức nhìn Sài Gòn thân yêu nhỏ dần bên dưới, rồi bị
che lấp hẳn bởi những cụm mây trắng vĩ đạị Người đàn bà
ngồi bên cạnh Hà rút tràng hạt ra cầu nguyện vì chuyến máy bay trước đã bị Cộng Sản bắn rớt ở dãy Trường Sơn, nên
chuyến này đổi đường bay qua ngã Thái Lan để tránh đạn.
Hà nhìn qua khung cửa sổ hẹp, cánh máy bay xoãi dài, ẩn
hiện giữa đám mâỵ Hà nhớ đến Đức, một người mẫu mực,
một phi công hào hoa, hẳn bố mẹ nàng sẽ tán thành việc
nàng yêu Đức. Hà có yêu Đức không? Từ khi thấy Đức tại
đám ma của anh Thành và tình cờ chạm mặt chàng hôm Tết,
Hà xao động trong lòng. Thứ tình cảm nhẹ nhàng, quanh
quẩn trong tiềm thức, chợt bừng dậy khi Hà nhìn thấy cảnh
chiến tranh, một màu áo lính, hay như lúc nàỵ Hà ngập
ngừng gọi thầm hai tiếng “Đức ơi”. Nàng thấy ngượng ngập
và bẽn lẽn. Bây giờ thì chẳng còn dịp để Hà và Đức gặp gỡ,
tìm hiểu nhau nữạ Hà kéo rèm che cửa sổ cho bớt nắng rồi
nhắm mắt đọc kinh cầu an cho gia đình và cho Đức.
Gia đình Hà ở Vientiane đã được ba ngàỵ Trời nóng, nắng
chang chang, mọi người chỉ quanh quẩn trong nhà vì ông
Xuân đã dặn là không nên đi đâu, tình hình có thể thay đổi
rất nhanh, Cộng Sản chiếm được Sài Gòn thì Pathet Lào
cũng chiếm Lào ngaỵ Khi Sài Gòn bắt đầu bị pháo kíck,
một số Việt kiều thân cộng ở Vientiane đã công khai xách
động quần chúng biểu tình nên nhân viên tòa Đại sứ Việt
Nam đuợc lệnh sẵn sàng di tản.


Sáng ngày 30, Hà đang nằm đọc sách trên lầu thì Phượng
xồng xộc chạy vào, bảo Sài Gòn mất lúc 10:45. Tim thót
lại, Hà hốt hoảng chạy theo em xuống dưới nhà. Chú Lễ lái
xe cho ông Xuân cũng vừa chạy vào sân. Ông Xuân cuống
quýt dục mọi người chất đồ đạc lên xe cho maụ Như cái
máy, mọi người im lặng, hối hả làm thật nhanh. Dù đã cố
dồn nén vẫn không đủ chỗ cho gia đình gồm 9 người và đồ
đạc, nên ông bà Xuân và Phượng bịn rịn chia tay, phải ở lại,
ẩn núp trong nhà Việt kiều gần đấy, chờ xe trở lại đón.
Xe rồ máy vút đị Hà và các em hồi hộp ngoái cổ lại nhìn
theo, sợ run người khi nghe chú Lễ nói là tụi Cộng Sản treo
giá cái đầu của bố tám trăm đô vì những hoạt động tích cực
của ông nhằm lôi cuốn Việt kiều về phía quốc giạ
Đến nhà, vợ con chú Lễ ào ra, khuân đồ đạc khỏi xẹ Chú
Lễ dặn mọi người phải đóng cửa ở trong nhà, rồi chú vòng
xe trở lại đón ông bà Xuân. Hà ngồi bên cửa sổ trông ngóng,
bụng quặn thắt vì chờ đợi mỏi mòn. Đúng đến lúc tuyệt
vọng, sợ hãi điên người thì chú Lễ, ông bà Xuân và Phượng
về tới với ba chiếc taxị Hà và các em reo mừng, ôm chầm
lấy bố mẹ, sự sống đã trở về. Ông bà Xuân kể, từ chỗ ẩn
núp, ông bà thấy đám Việt kiều thân cộng và Lào cộng vào
khám xét nhà để lùng bắt ông và gia đình. Chúng vừa bỏ đi
thì chú Lễ đến. Hà run lập cập khi tưởng tượng ra cảnh
chúng đang cấp tốc truy nã ráo riết… Hà cuống cuồng theo mọi người ra xe, rời khỏi đây ngaỵ


Hai gia đình, 15 người và bao nhiêu hành lý dồn nén vào
bốn chiếc xe, nhắm hướng Thadeur, nơi có bến sông
Mekong, chạy hết tốc lực trên con đường làng quanh co, gập
ghềnh, um tùm câỵ Hà dõi mắt xem có xe nào đuổi theo
phía sau không, nhưng chỉ thấy bụi mù đất đỏ. Đến bến
sông Mekong, xe thắng gấp, mọi người vội vàng khuân đồ
đạc ra khỏi xe dưới ánh nắng gay gắt, nóng như thiêu đốt.
Ông Xuân đi mướn thuyền, xin giấy qua sông, cho bớt đồ
đạc vì không thể đem theo hết được, còn chiếc xe hơi có
người mua, bán rẻ 100 đô.
Con thuyền chòng chành, từ từ rời bến, cuộc sống lưu vong
bắt đầu từ đâỵ Hà nhìn dòng nước đen ngòm, nhấp nhô bên
dưới, mà thấy chao đảo, buồn nôn, Hà nhắm mắt lại, buông xuôi, mặc số phận đẩy đưạ
Bên kia sông là địa phận tỉnh Nông Khai, nhà ga xe lửa cách
bến sông một quãng ngắn. Mua vé xong phải ngồi đợi đến
sáu giờ chiều mới có chuyến, sự chờ đợi dài như một thế kỷ.
Tại đây gặp một số nhân viên khác của tòa Đại Sứ, nâng
tổng số đoàn người lên đến 30.


Tiếng còi tàu vẳng lại mỗi lúc một rõ. Mọi người thở phào
nhẹ nhõm, đám trẻ thì hớn hở, vẫy tay reo mừng… Thế là
thoát! Đoàn người chiếm hết cả một toa tàu rộng. Sau một
ngày vất vả, lo âu, người thì ngả lưng trên ghế, chợp mắt lấy
lại sức, kẻ thì ngấu nghiến ăn cho đỡ đói
Ông Xuân đề nghị hát Quốc ca lần cuốị Mọi người bật dậy,
nghiêm trang, đăm đắm nhìn vào khoảng đen thăm thẳm
trước mặt tìm một ánh lửa quê hương… Tiếng hát dồn dập,
bừng bừng… đầy oai hùng, bất khuất của một dân tộc đã
bao lần phải hy sinh xương máu để giữ nước…
Hát xong bài kế tiếp, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”,
mọi người buồn và mệt rũ, tìm quên trong giấc ngủ. Chú Lễ
vẫn ôm đàn guitar, đánh từng nốt rời rạc và giọng nức nở,
đứt quãng: “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồị Còn gì
đâu nữa, mà giữ cho người…” Bài “Nghìn Trùng Xa Cách”
của Phạm Duy chưa bao giờ não nuột và thấm thía đến như
vậy, cả toa tầu câm nín, đau đớn.
Hà ngồi sát thành cửa sổ, gió phần phật, thổi tung tóc,
những sợi tóc sắc như dao cứa vào mặt thật đaụ Hà khóc
nấc…


Hà choàng tỉnh dậy bởi những âm thanh hỗn loạn. Con tàu
đang tiến vào sân ga cũ kỹ, đông nghẹt ngườị Bà Xuân trải
chiếu ngay trước cửa nhà ga để mọi người ngồi nghỉ trong
lúc ông Xuân và chú Lễ đi gọi xe của tòa Đại Sứ VN tại
Bangkok đến đón. Đoàn người thê thếch như một lũ ăn
mày, lôi cuốn sự hiếu kỳ của người qua lạị Chắc họ cũng
biết đây là đám người Việt vừa chạy thoát từ Lào sang, vì
thấy họ nói chuyện với nhau, nhắc đi nhắc lại hai chữ Việt
Nam.


Một lát sau có chiếc xe buýt màu vàng, dùng để chở học
sinh, trờ tớị Mọi người như chết đuối vớ được phao, hấp
tấp lên xẹ Hà xao xuyến vẫy tay chào tạm biệt sân ga hiền
hòa, nhỏ bé, thu mình dưới hàng phượng vĩ đỏ ốị
Xe vừa quẹo vào con đường nhỏ, lối sau của tòa Đại sứ VN,
đã thấy người ra vào tấp nập, xôn xao, hỏi ra mới biết là
ngày mai tòa Đại Sứ phải đóng cửa để bàn giao lại cho
chính quyền mớị Sau khi điền đơn để xin tị nạn ở Mỹ, mọi
người kéo nhau về tạm trú ở khách sạn gần đấỵ Ông Xuân
mua thức ăn đem về phòng. Cả nhà vừa ăn vừa dán mắt vào
chiếc tivi, chiếu đi chiếu lại cảnh dân chen lấn lên xe buýt,
chen lấn trên nóc tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, bám vào thang
dây của chiếc trực thăng đang cất cánh,… và kìa giữa con
phố vắng tanh, những chiếc xe tăng T-54 của Cộng Sản
đang lừ lừ, ngạo nghễ tiến vào dinh Độc Lập. Lòng Hà đau
như cắt, quê hương diệu vợi, tan tác, đau thương, theo ám
ảnh Hà trong những giấc ngủ mê đắm, nặng chĩụ
Vừa ăn trưa xong thì có người chạy lên dục phải đến tòa Đại
Sứ gấp, ba giờ chiều sẽ có xe buýt chở đến căn cứ quân sự
của Mỹ tại Utapaọ Thế là lại cuống quýt thu dọn, lại phải
bỏ bớt đồ đạc lần nữa vì quá nhiều, quá cồng kềnh. Cả
khách sạn náo loạn vì tiếng gọi nhau ơi ớị Chủ khách sạn
tội nghiệp dân chạy loạn, không lấy tiền phòng.
Đến nơi đã thấy đông nghẹt người đang hối hả lên ba chiếc
xe buýt vàng. Ở góc sân, đống tài liệu cao ngất đang cháy
dở. Sau khi ông Đại Sứ Mỹ tại Bangkok chúc lành, ba chiếc
xe buýt nối đuôi nhau lăn bánh ra khỏi thành phố. Xe chạy
vòng quanh núi, hai bên đường cây xanh ngát. Trời dần dần
tối, hoàng hôn ửng đỏ, lấp lánh trên mặt nước, đẹp lộng lẫỵ
Hà co ro vì gió lùa qua khe cửa mát lạnh, nhớ nhà da diết.
Vì vấn đề an ninh, xe chạy vòng qua phố nhiều lần, đến
Utapao thì đã nửa đêm. Mọi người quá mệt mỏi nhưng rất
vui mừng khi gặp các anh phi công chạy ra đón. Ông bà
Xuân hỏi thăm Đức, không ai biết chàng, nhưng họ cho biết
có một số trực thăng đã bay thẳng ra Đệ Thất Hạm đội Mỹ ở
ngoài biển Nam Hảị Hà chẳng thiết ăn bữa cơm Mỹ đầu
tiên, ra giúp những phi công đem nệm và khăn trải giường
vào hangar, sắp đặt chỗ ngủ cho người tị nạn. Refugees –
tên gọi này bây giờ là một phần lý lịch của đời nàng.
Hôm sau lại đi, mấy trăm người lên chiếc C130, ngồi bệt
xuống sàn tàu, hai tay nắm chặt dây an toàn, máy bay nhồi
xóc, chao đảọ Khoảng nửa đêm đến Guam. Đoàn người,
quần áo mong manh, co ro, lầm lũi đi trong khí trời se lạnh.
Phi trường ngổn ngang những chiếc phi cơ cục mịch. Bầu
trời bao la, thăm thẳm, đen kịt, đầy sao, thật gần và thật
thấp, như một cái lồng bàn vĩ đại đổ chụp, giam hãm lũ
người tha hương. Hà lao đao chực ngã phải dựa người vào
Phượng. Sau khi làm giấy tờ và thủ tục xịt thuốc sát trùng là
một lớp bột trắng xóa, mọi người lên xe buýt đến trại tập
trung Orote Point vào đầu sáng.


Cả một vùng đất đỏ khô cằn, rộng lớn, trơ trụi với những
dẫy lều vải ngay ngắn, thẳng tắp. Trong lều chơ vơ vài cái
giường vải với mấy cái chăn màu xanh rêu đậm, và chỉ có
thế, Hà bàng hoàng, chán nản, vật mình nằm xuống…

Phương Thuý

Cung Thị Lan uploaded on December 21,2020.

December 20, 2020